Sẽ có vụ cháy “chợ Quảng Ngãi thứ 2”?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cũng như người dân cả nước, những ngày này, những tiểu thương đang kinh doanh trong Trung tâm Thương mại Pleiku (TP. Pleiku) đều sốt sắng dõi theo tình hình của các đồng nghiệp buôn bán trong chợ Quảng Ngãi sau vụ cháy.

Chúng tôi đã có mặt tại đây để tìm hiểu thì hầu hết họ đều bày tỏ tâm trạng chia sẻ rủi ro với các tiểu thương tỉnh bạn. Trong cái tình thấm đẫm tính dân tộc ấy, họ cũng đang lo sốt vó cho số phận của mình khi đã mười mấy năm nay vẫn đang đồng hành bên cạnh “bà hỏa”.

Họ lo cũng phải, bởi có xa xôi gì đâu, mới mùng Bốn Tết Nguyên đán vừa rồi, một vụ cháy tại chợ Hội Phú (phường Hội Phú, TP. Pleiku) đã thiêu rụi hoàn toàn 3 gian buôn bán tạp hóa tại chợ này.

Ảnh: Ngọc Linh
Ảnh: Ngọc Linh

Tại tầng 2 Trung tâm Thương mại (TTTM), nơi chuyên kinh doanh áo quần, trong cái nóng hầm hập, bà Vũ Thị Tấm (60 tuổi, hộ kinh doanh ở trung tâm này từ lúc mới đưa vào sử dụng) bộc bạch: Nhìn hoàn cảnh của những đồng nghiệp ở Quảng Ngãi chúng tôi lại lo chẳng biết khi nào đến lượt mình.

Bà Tấm lo vì vụ cháy ở Quảng Ngãi sẽ không đến mức nghiêm trọng như vậy nếu như không có dãy chợ tạm ở các con đường xung quanh chợ đã ngăn cản lực lượng cứu hỏa tiếp cận hiện trường khi vừa phát hiện vụ cháy.

Theo bà Tấm thì tình hình ở TTTM Pleiku thậm chí còn tệ hơn chợ ở Quảng Ngãi nhiều. Minh chứng đó là lề, lòng 3 con đường xung quanh TTTM đều có sạp hàng, ki ốt, chợ tạm… bao vây, do đó lối vào chợ cứ nhỏ dần hẹp dần, nếu lỡ có cháy nổ, lực lượng cứu hỏa cũng bó tay.

Vừa phe phẩy chiếc quạt giấy, bà Lương Thị Hòa (54 tuổi) bức xúc nói lớn: Việc này chúng tôi đã phản ánh với Ban Quản lý chợ từ rất lâu rồi. Nói hoài mà có ai nghe đâu. Các chú thấy đấy, mặt hàng quần áo rất dễ bắt lửa do đó chúng tôi không dám dùng nhiều thiết bị điện, chỉ có đèn tiết kiệm thắp sáng, quạt điện cũng không dám dùng dù khu vực này nóng như cái lò vôi. Luôn tuân thủ việc cấm hút thuốc lá, không thắp nhang thờ cúng như khuyến cáo của cơ quan chức năng… Thế nhưng từ ngày nghe vụ chợ Quảng Ngãi, chúng tôi cứ run khan.

Khi hết ngày, hầu hết chúng tôi đều để tiền, vàng lại ki ốt, không mang theo mình vì việc buôn bán luôn cần tiền mặt, vì sợ cướp giật dọc đường và vì nhiều lý do khác… do đó lỡ có cháy thì hàng hóa và tiền bạc đều đi tong... cả gia đình chẳng biết bấu víu vào đâu?- bà Hòa bức xúc.

Trả lời chúng tôi, ông Trần Văn Tư- Trưởng ban Quản lý TTTM Pleiku thừa nhận có biết những vấn đề do các tiểu thương phản ánh; cơ quan Quản lý Thị trường đã nhiều lần ra quyết định xử phạt hành chính... Tuy nhiên theo các tiểu thương, có phản ánh thì thấy gọn gàng, được vài bữa đâu lại vào đấy!

Đơn cử như sáng 16-2, biết có đoàn gồm phóng viên Đài Truyền hình tỉnh và Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy đến ghi hình, sáng sớm Ban Quản lý TTTM đã cho quét, dọn dẹp những lối vào chợ cho gọn gàng, sạch sẽ, kiểm tra, lau chùi dụng cụ cứu hỏa nghiêm túc… Thế nhưng sau khi đoàn cán bộ kia đi thì “nhện lại giăng tơ”.


Đồng tình với bức xúc của người dân, Thượng tá Dương Thanh Bình- Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy-Công an tỉnh Gia Lai cho biết: Lưu lượng người trong TTTM Pleiku cũng như hàng hóa hiện nay đã quá nhiều khiến chợ quá tải so với thiết kế ban đầu, đây là nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ rất lớn.

Những con đường xung quanh chợ thì người dân mặc sức cơi nới, lấn chiếm, thậm chí lấn chiếm cả lòng đường... Do đó nếu TTTM xảy ra cháy, mặc dù với tất cả quân số và phương tiện (13 xe cứu hỏa) của Phòng đều tập trung, tôi vẫn không dám chắc điều gì cả… Bởi có lối nào cho xe cứu hỏa vào hiện trường đâu!

Được biết, 300 m3 là lưu lượng nước thường trực dành cho chữa cháy của TTTM Pleiku, ngoài ra những con đường xung quanh còn có 4 họng tiếp nước chữa cháy. Tuy nhiên theo ông Bình, ngay cả việc tiếp cận những họng nước chữa cháy cũng đã là việc khó khăn.

Vấn đề này, Phòng đã phản ánh nhiều lần đến các cấp nhưng đến giờ này vẫn vậy. Ông Bình cho biết thêm.

Ngọc Linh
 

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.