Sau giấc ngủ, 2 thiếu niên tá hỏa biết mình bị lừa bán sang Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Được giới thiệu xuống TP HCM làm việc nhẹ, lương cao nhưng sau giấc ngủ, 2 thiếu niên mới biết mình bị lừa bán sang Campuchia.

Ngày 11-10, tin từ Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho biết 2 thiếu niên là T.V.V. (17 tuổi) và H.N.G.N. (15 tuổi, cùng ngụ huyện Cư Kuin) đã về nhà an toàn sau khi bị lừa đảo bán sang Campuchia.

Trước đó, thông qua mạng xã hội Facebook, các đối tượng đã dụ dỗ em V. xuống TP HCM làm việc nhẹ nhàng với mức lương 18 triệu đồng/tháng. Nếu rủ được thêm người đi làm cùng, công ty sẽ lo ăn uống, xe cộ đi lại. Nghe vậy, em V. đã rủ bạn là N. đi cùng.

Theo hướng dẫn của các đối tượng, 2 thiếu niên đã bắt xe xuống bến xe An Sương (TP HCM). Tại đây, có 1 ô tô đợi sẵn và bảo sẽ chở 2 em đến công ty. Tin tưởng, 2 em lên xe và thiếp đi, khi tỉnh dậy thì mới phát hiện mình đã bị lừa bán sang Campuchia. Hoảng sợ, 2 em đã liên lạc cho người nhà cầu cứu.

Trong quá trình chờ giải cứu, 2 em được đưa đến làm việc lừa đảo trên máy tính, thời gian từ 8 giờ đến 21 giờ hàng ngày.

Rất may sau đó, 2 thiếu niên đã liên lạc được gia đình trả tiền chuộc hơn 17 triệu đồng/em nên được cho về.

Có thể bạn quan tâm

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra quyết định thụ lý tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung công dân tố cáo một số hành vi vi phạm của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum liên quan đến vụ tạm giữ xe chở hàng có dấu hiệu trái luật.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.