Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, để ngăn chặn sâm giả lộng hành, huyện rất cần sự đồng hành của người dân, báo chí trong việc cung cấp tin báo.
Ngoài việc sâm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (sâm VN nói chung) bán giá rẻ bèo, sâm Việt còn đối mặt nhiều dự án sâm lừa lọc, gian dối cũng như công tác quản lý chất lượng sâm của cơ quan chức năng...
Hàng chục hội nhóm, hàng trăm người công khai rao bán cái gọi là sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu (gọi chung là sâm Việt Nam)... được trồng hoặc phát hiện ngoài tự nhiên trên các trang mạng, nhưng phần lớn là sản phẩm mạo danh.
Nhiều người rao bán lá, hoa, hạt sâm Ngọc Linh với giá chỉ vài trăm ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, theo ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) giá thực tế lên đến 10 triệu đồng/kg và khẳng định các loại hoa, lá, hạt bán với giá mấy trăm ngàn đồng là không đúng sự thật.
Chỉ trong vòng một tháng, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Kon Tum) đã liên tiếp phát hiện 2 vụ việc làm giả nhãn hiệu và củ sâm Ngọc Linh Kon Tum. Việc phát hiện này góp phần tích cực trong việc bảo vệ cho thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum.
Cận Tết Nguyên đán, sâm Ngọc Linh càng được săn lùng ráo riết. Tuy nhiên, mặt hàng được mệnh danh 'quốc bảo Việt Nam' này vẫn đang trong 'vòng vây' của các loại sâm khác trà trộn, lừa người tiêu dùng.
Giá trị sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam ngày càng cao với lợi nhuận khổng lồ. Vì vậy, kẻ gian lấy sâm giả trà trộn vào sâm Ngọc Linh thật để kiếm lợi là điều không tránh khỏi. Đã có nhiều vụ việc bị cơ quan chức năng xử lý nhưng việc rao bán sâm Ngọc Linh giả tràn lan trên mạng đến nay vẫn chưa thể kiểm soát.