Sách giáo khoa đến hẹn lại lo: Nhặt nhạnh tìm mua từng quyển sách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trường yêu cầu mua sách giáo khoa từ nhiều bộ, trong khi nhà sách không bao giờ đủ hàng nên cứ mỗi năm học mới là phụ huynh và học sinh lại phải 'đánh vật' tìm mua từng quyển một.

ĐI MUA SÁCH HỒI HỘP NHƯ… MUA VÉ SỐ !

Từ năm học trước, cả 3 cấp học trên cả nước đã áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau, tùy theo nhu cầu của địa phương và trường học. Tuy nhiên, dù đã bước vào năm thứ tư triển khai nhưng cứ mỗi đầu năm học phụ huynh lại phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm mua cho đủ sách.

Ghi nhận thực tế tại một số nhà sách lớn ở khu vực nội thành TP.HCM ngày 12.7, chúng tôi nhận thấy sự thiếu hụt các đầu sách hoặc bộ SGK khác nhau, thường gặp nhất với lớp 4, 8, 11.

Phụ huynh tìm mua từng quyển sách trong danh mục SGK của chương trình mới tại một nhà sách ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) ngày 12.7. Ảnh: NGỌC LONG

Phụ huynh tìm mua từng quyển sách trong danh mục SGK của chương trình mới tại một nhà sách ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) ngày 12.7. Ảnh: NGỌC LONG

Ra khỏi một nhà sách ở Q.5 vào trưa 12.7, chị Nguyễn Thị Thùy Linh (ngụ Q.8), cho biết hôm nay là lần thứ hai chị đến tìm mua nhưng vẫn chưa có đủ SGK cho hai con học lớp 8 và lớp 11. "Còn thiếu một số quyển như tin học, khoa học tự nhiên", chị nói. Dù có nhiều kinh nghiệm tìm mua sách nhưng chị Linh vẫn không khỏi tỏ ra mệt mỏi.

"Tôi cứ canh 1, 2 ngày lại chạy lên mua một lần, có lúc chỉ tìm được 1, 2 quyển đúng yêu cầu. Nhà trường tuy cũng cho đăng ký mua sách nhưng phải đợi lâu, đến khi nhập học mới có. Tôi thì mong hai cháu tận dụng thời gian hè đọc sách và trau dồi từ trước nên cố gắng sắp xếp thời gian chạy tìm mua. Trên mạng tuy cũng có tài liệu nhưng không rõ và khó đọc", chị Linh chia sẻ.

Một phụ huynh khác có con học ở trường THPT tại Q.Phú Nhuận thì cho hay đã ghé 3 nhà sách trong buổi chiều nhưng vẫn không mua đủ SGK theo yêu cầu. "Chủ yếu các nơi thiếu sách của môn "hot" như toán hay môn "lạ" như giáo dục kinh tế và pháp luật. Còn sách chuyên đề hay ngữ văn, tiếng Anh thì có rất nhiều. Tôi thấy đi mua sách bây giờ giống như mua vé số, tới rồi mới biết mình có "trúng" hay không", nữ phụ huynh than.

Rơi vào trường hợp có phần oái oăm hơn, chị N.L.H (ngụ Q.3) kể hôm trước sau khi tìm mua ở 3 nhà sách tại Q.1 và Q.3, đến lúc về nhà chị mới tá hỏa vì con báo là đã mua nhầm. "Lúc cháu nhờ, tôi ỷ y không hỏi rõ mà chỉ chụp lại bộ SGK lớp 10 cháu đang có rồi đi mua tiếp lớp 11 tương ứng. Nhưng không ngờ là trường đổi một số đầu sách qua bộ khác, thành ra có quyển vừa mua không còn cần đến nữa", chị H. cho biết.

Có phần may mắn hơn, Nguyễn Thị Quỳnh Như, học sinh lớp 11 Trường THCS-THPT Phan Châu Trinh (Q.Bình Tân), cho hay em đã "lấp đầy" khoảng 90% đầu sách các bộ mà trường yêu cầu tự đi mua. "Năm trước khó mua hơn nhiều, sau khi nhập học rồi, đến khoảng tháng 9 em mới có đủ sách. Năm nay thì mới tháng 7 đã gần đủ, em tính khi nào nhập học thì mua thêm", nữ sinh nói.

Nhiều phụ huynh phải đi nhiều lần mới mua đủ bộ sách giáo khoa. Ảnh: NGỌC LONG

Nhiều phụ huynh phải đi nhiều lần mới mua đủ bộ sách giáo khoa. Ảnh: NGỌC LONG

KHÔNG BIẾT CHÍNH XÁC KHI NÀO CÓ SGK

Một nhà sách trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.5) chuyên về SGK đang đối mặt với hiện tượng hết hàng một số đầu sách ở khắp các cấp học, và đề nghị phụ huynh tuần sau hãy đến để... tìm tiếp.

Yêu cầu địa phương đăng ký nhu cầu SGK mới trước 15.7

Bộ GD-ĐT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc lựa chọn SGK sử dụng trên địa bàn đảm bảo kịp thời, đúng quy định; đăng ký nhu cầu SGK lớp 4, 8, 11 của địa phương trước ngày 15.7, tạo điều kiện cho các NXB nhanh chóng cung ứng đủ SGK phục vụ năm học 2023 - 2024.

Bên cạnh đó, từ khi áp dụng SGK mới, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các NXB phải công bố đường dẫn (link) SGK số hóa từ lớp 1 đến lớp 12 trên website của NXB để hỗ trợ giáo viên, học sinh. Ai chưa mua được SGK giấy có thể sử dụng SGK số hóa, đặc biệt trong bối cảnh phải dạy học trực tuyến vì dịch bệnh. NXB Giáo dục VN cho biết đã xây dựng trang "Hành trang số" tại địa chỉ https://hanhtrangso.nxbgd.vn, số hóa toàn bộ SGK và sách bài tập. Bộ sách Cánh diều của NXB Đại học Sư phạm có thể xem tại https://hoc10.com.

Tuệ Nguyễn

Tương tự, hai nhà sách khác trên đường Hai Bà Trưng (Q.3) và Phan Đình Phùng (Q.Phú Nhuận) chủ yếu chỉ có SGK bộ Chân trời sáng tạo, thiếu nhiều đầu sách hoặc thậm chí không có bộ Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống. Cá biệt, có nhà sách trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) không có bất kỳ bộ SGK chương trình mới nào của lớp 4, 8, 11.

Khi được hỏi khi nào có hàng để đến mua, nhân viên các nhà sách đều đưa ra những mốc thời gian khác nhau, từ không rõ đến vài ngày hoặc vài tuần. "Thật sự chúng tôi chỉ có thể ước chừng chứ chẳng biết chính xác khi nào SGK về. Như lúc đầu phía cung cấp hẹn tháng 7 có sách nhưng đến giờ vẫn chưa có", nhân viên một nhà sách trên đường Hai Bà Trưng (Q.3) nói và cho biết thêm khi kho nhập hàng về sẽ chia đều cho các nhà sách.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.