Trước nhu cầu về đất sản xuất, những năm gần đây tại các huyện Kông Chro, Đak Pơ (Gia Lai), người dân liên tục dùng mọi hình thức để lấn chiếm rừng làm nương rẫy. Đã có hàng chục ha rừng tự nhiên và rừng trồng bị tàn phá, nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa thể tìm ra giải pháp ngăn chặn. Một số nơi có dấu hiệu buông lỏng theo kiểu… “cha chung không ai khóc”…
Chúng tôi đến xã Đak Kơ Ning (huyện Kông Chro), nơi đang nóng lên tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Vượt qua cầu Đak Pơ Kơ chưa đầy 2 km, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi phần lớn diện tích rừng bị lột trụi loang lổ như da báo. Tại tiểu khu 794 (thuộc địa bàn quản lý của UBND xã Đak Kơ Ning, hiện trạng rừng RIII A1), cách trục đường chính hơn 1 km, gần 2 ha rừng vừa bị chặt phá, hàng trăm cây dầu và bằng lăng có đường kính từ 15 cm đến 40 cm bị chặt hạ và đốt cháy nằm ngổn ngang. Theo những người làm rẫy ở khu vực này cho biết, diện tích này vừa bị hạ khoảng 1 tháng nay.
Cây rừng bị hạ ngổn ngang. Ảnh: Lê Nam
Càng đi sâu vào xã càng thấy nhiều cánh rừng bị phá và người dân phát dọn để trồng mì, bắp. Chỉ tính riêng tiểu khu 794, theo quan sát của chúng tôi, ước khoảng gần 10 ha rừng bị phá (cả cũ lẫn mới). Điều đáng nói ở đây là những diện tích rừng bị tàn phá nằm ngay sát hai bên đường nhưng không thấy sự ngăn chặn của cơ quan chức năng. Tương tự là những cánh rừng tại tiểu khu 778 và 779, xã Chơ Long (thuộc lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Ia Pa, hiện trạng rừng RIII A1), có hơn 2 ha bị lấn chiếm, kiểm lâm địa bàn và chủ rừng có ngăn chặn nhưng người dân vẫn đang lén lút lấn chiếm rừng để làm rẫy.
Khi tình trạng phá rừng tồn tại trong một thời gian dài nhưng đến thời điểm này, cơ quan chức năng của huyện cũng chưa có giải pháp ngăn chặn. Ông Trần Văn Minh- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro- cho biết: “Diện tích rừng trên địa bàn do nhiều chủ thể quản lý, như trên địa bàn xã Đak Kơ Ning, rừng được giao cho UBND xã, Công ty Lâm nghiệp Kông H’Dé và đơn vị trồng rừng nguyên liệu của MDF... Hàng tháng, chúng tôi đều họp giao ban để nắm bắt tình hình chung, nhưng chưa thấy kiểm lâm địa bàn báo cáo tình trạng người dân phá rừng làm rẫy tại Đak Kơ Ning; chỉ mới có kiểm lâm địa bàn ở Chơ Long báo cáo tình trạng người dân lấn chiếm rừng thuộc lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Ia Pa và đã có biện pháp xử lý. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành xác minh, nắm lại tình hình để kịp thời ngăn chặn…”.
Nhưng khi chúng tôi liên hệ với kiểm lâm địa bàn xã Đak Kơ Ning, ông Võ Văn Thái nói: “Một số diện tích bị lấn chiếm từ trước. Tôi mới về và khi phát hiện một số người dân Bahnar lấn chiếm rừng, tôi đã có ý kiến với xã…”. Như vậy là kiểm lâm địa bàn biết sự việc mà không báo cáo với cơ quan chủ quản. Có lẽ do có nhiều chủ rừng nên đã xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” trong công tác quản lý, bảo vệ. Đến thời điểm này, Hạt Kiểm lâm huyện vẫn chưa nắm được tổng diện tích rừng bị lấn chiếm và thuộc khu vực nào.
Bên cạnh những cánh rừng tự nhiên đang mất dần, những cánh rừng trồng và rừng phòng hộ cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Tại huyện Đak Pơ, chỉ tính riêng trong quý I năm nay, cơ quan chức năng đã phát hiện xử lý 4 trường hợp lấn chiếm 7 ha rừng làm rẫy, trong đó có cả sự tham gia của 1 cán bộ thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc An Khê lấn chiếm đến 4 ha (bị xử phạt vi phạm 25 triệu đồng). Tình trạng này đang tiếp tục diễn ra, khi những cánh rừng phòng hộ của Ban Quản lý tại xã Hà Tam đang bị hàng chục hộ dân lấn chiếm. Ông Đỗ Hữu Long- Phó Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc An Khê cho biết: “Dù đã được vận động nhiều lần và cũng đã có biện pháp xử lý nhưng một số hộ dân không chấp hành. Hiện chúng tôi đang tiến hành kiểm tra con số cụ thể và đề nghị với UBND huyện và các cơ quan liên quan cùng phối hợp giải quyết triệt để tình trạng này…”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục ha rừng bị lấn chiếm ngang nhiên nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào ngăn chặn. Không biết để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm của chính quyền các địa phương đến đâu?
(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
(GLO)- Chiều 9-1, Công đoàn Viên chức tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị Ban chấp hành lần thứ 12, khóa IV (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác Công đoàn năm 2022 và chương trình nhiệm vụ năm 2023.
(GLO)- Ngày 9-1, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tiến hành bàn giao 4 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại các xã: Ia Din, Ia Kriêng và Ia Nan.
(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký Công điện Số 01/CĐ-UBND về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão.
(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
(GLO)- Ngày 6-1, Sở Y tế tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(GLO)- Ngày 6-1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân gắn kết“ bằng hoạt động thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Quý Mão 2023.
(GLO)- Ngày 5-1, Hội Người mù tỉnh Gia Lai, Hội Tình thương Pleiku phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Kông Chro tổ chức tặng quà cho người mù trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
(GLO)- Ông Nguyễn Phấn Tiến-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cho biết, trong năm 2022, Hội đã thực hiện công tác xã hội giúp đỡ cho 12.339 lượt người với tổng trị giá hơn 10,8 tỷ đồng.
(GLO)- Chiều 4-1, Liên đoàn Lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân gắn kết“ 2023 cho đoàn viên, lao động nghèo tại thị xã.
(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
(GLO)- Ngày 30-12, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Gia Lai tổ chức hội thi “Đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động với bánh mứt truyền thống“ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Hội thi có sự tham gia của 11 đội với 55 thí sinh đến từ 12 Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Y tế Gia Lai.
(GLO)- Ngày 29-12, Liên đoàn Lao động TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội thi công chức, viên chức, lao động thành phố với bánh mứt truyền thống Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
(GLO)- Ngày 29-12, Trung tá Ksor H'Bơ Khắp-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến dự lễ khánh thành và bàn giao 2 căn nhà “Nghĩa tình đồng đội“ cho gia đình Thiếu tá Đinh Klon-Phó Trưởng Công an xã Chư Krey và gia đình Đại úy Đinh Dao-cán bộ, Công an xã Yang Nam, huyện Kông Chro.
(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.