“Nóng” về quản lý- bảo vệ rừng ở huyện Chư Prông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Nóng” về quản lý- bảo vệ rừng ở huyện Chư Prông ảnh 1
 
Ông Bùi Viết Hội- Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết, khoảng 6 giờ ngày 30-3, lực lượng chức năng đã bắt quả tang một số đối tượng vận chuyển trái phép 4 m3 gỗ căm xe (nhóm II). Trước đó, ngày 28-3, lực lượng chức năng cũng bắt một vụ vận chuyển trái phép 5 m3 gỗ quý.  


Ông Hội tỏ ra bức xúc về công tác quản lý- bảo vệ rừng ở địa phương. Ông cho biết, huyện có 43 km đường biên giới, với 90 ngàn ha đất rừng tự nhiên, tiếp giáp với huyện Ea Suop (tỉnh Đak Lak), đường sá hiện nay rất thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản trái phép. Từ đầu năm đến nay, bình quân mỗi tháng có hàng chục vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Theo kế hoạch của tỉnh, trên địa bàn huyện Chư Prông sẽ chuyển đổi 20 ngàn ha rừng nghèo sang trồng cao su (riêng năm nay sẽ chuyển đổi 11 ngàn ha) và từ nay đến 2015 sẽ chuyển đổi 12 ngàn ha để xây dựng công trình thủy lợi.

Một số doanh nghiệp đăng ký mua gỗ trên vùng rừng chuyển đổi, nhưng khi vào thực tế thì lượng gỗ không đúng như dự kiến, nên đã tranh thủ cắt “chôm chỉa” của nhau. Cụ thể như vừa rồi đã xảy ra tình trạng cắt gỗ ở nơi khác kéo về khu tái định canh Ia Mơr, bị cơ quan chức năng phát hiện.

Lợi dụng chủ trương này, dân di cư tự do bắt đầu kéo đến, càng thêm tính phức tạp ở địa phương, trong đó cơ quan chức năng đã phát hiện 10 hộ từ phía Bắc chuyển vào. Những hộ này vừa trực tiếp phá rừng vừa xúi giục người dân địa phương phá rừng để mua lại, cơ quan chức năng đã xử lý được 5 hộ, trục xuất ra khỏi địa bàn. Ngày 29-3, cơ quan chức năng đã  lập biên bản xử lý 6 vụ xí phần đất rừng để làm nương rẫy.

Cũng liên quan đến việc thu mua gỗ trong quá trình chuyển đổi rừng, Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết: Năm 2008, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Púch đã bán gỗ tận thu cho 2 đơn vị, với khoảng 1.200 m3, nhưng đến nay đã 3 năm, lượng gỗ khổng lồ này vẫn đang nằm trên khu vực đất của Công ty cổ phần Hoàng Anh- Gia Lai, mặc mưa nắng hủy hoại, gây lãng phí rất lớn.
Quốc Học

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.