Robot Trung Quốc đoán suy nghĩ của con người chính xác gần 100%

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các nhà khoa học Trung Quốc từ trường Đại học Tam Hiệp đã chế tạo ra một robot có khả năng đoán được suy nghĩ của con người với độ chính xác gần như 100%.

Trung Quốc chế tạo robot có thể đọc suy nghĩ của con người chính xác gần 100%. Ảnh: TASS
Trung Quốc chế tạo robot có thể đọc suy nghĩ của con người chính xác gần 100%. Ảnh: TASS


Chẳng bao lâu nữa, những con robot này sẽ chiếm lĩnh các nhà máy, thay thế những công nhân thiếu kinh nghiệm.

"Cobot" có thể giảm một nửa chi phí

Một nhóm các nhà khoa học do Dong Yuanfa đứng đầu đã trình bày kết quả nghiên cứu của họ về việc tạo ra một loại robot độc nhất vô nhị có khả năng đọc được suy nghĩ của con người với độ chính xác lên tới 96%. Một nhóm các nhà phát triển từ Trung tâm Công nghệ Đổi mới Sản xuất Thông minh đã thử nghiệm robot tại một trong những nhà máy ở Trung Quốc.

Robot đã trải qua hàng trăm giờ huấn luyện với sự giúp đỡ của một đội có 8 tình nguyện viên, bao gồm cả công nhân dây chuyền lắp ráp.

Phát triển mới này được gọi là "cobot", tạm dịch là "robot chung". Người ta cho rằng nó có thể làm việc trong dây chuyền lắp ráp ngang bằng với những người lao động bình thường. "Cobot" bắt chước con người do các cơ chế khác nhau: Thứ nhất, nó ngay lập tức theo dõi sóng não của người lao động và thứ hai, nó bắt tín hiệu điện từ các cơ bắp của con người.

Một bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học China Mechanical Engineering cho biết: “Trong sản xuất công nghiệp hiện đại, công việc lắp ráp chiếm 45% tổng khối lượng công việc và chiếm 20-30% tổng chi phí sản xuất.

Các "cobot" có khả năng nhận biết chính xác ý định của con người và thể hiện các ý định đó nên có thể giảm chi phí lắp ráp. Robot không cần phải nói bất cứ điều gì, nó chỉ cần đọc suy nghĩ của con người, sử dụng đúng công cụ và thực hiện hành động cần thiết.

Máy móc suy nghĩ và thậm chí có thể nhìn thấy như người

Con người và robot đã làm việc cùng nhau trong các nhà máy trong nhiều thập kỷ. Nhưng ở hầu hết các nơi, người và robot đều được ngăn cách bằng các bức tường cao để tránh tai nạn.

Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất tiên tiến (ví dụ như các nhà máy sản xuất ô tô của Đức) đã giới thiệu một môi trường làm việc chung không có hàng rào, nơi các robot làm việc bên cạnh con người, nhưng nó chỉ bắt đầu hoạt động khi được người điều khiển ấn nút. Máy móc được trang bị các cảm biến an toàn giúp ngăn chặn ngay khi chúng tiếp xúc vật lý với con người.

Và trong vài thập kỷ nay, các nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau đã phải vật lộn để tạo ra một thế hệ "cobot" mới. Máy dò ghi lại sóng não cũng đang được cải tiến: máy đo điện não được may thành mũ và đồng phục.

Độ chính xác của máy dò có thể bị giảm do công nhân đổ mồ hôi hoặc thực hiện các chuyển động không kiểm soát. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một bước đột phá: Robot phải đọc các thông số khác nhau cùng một lúc. Đây không chỉ là sóng não, mà còn là chuyển động của cơ (bao gồm cả trên khuôn mặt) và chuyển động vi mô của nhãn cầu. Để làm được điều này, một camera trí tuệ nhân tạo được gắn vào bộ đồng phục, ngay lập tức chuyển mọi chuyển động thành xung lực - mệnh lệnh cho robot.


 

Robot lễ tân tại Hội nghị Robot Thế giới 2019 ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Robot lễ tân tại Hội nghị Robot Thế giới 2019 ở quận Đại Hưng, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã


Robot không bị chán nản hoặc mệt mỏi

Trung Quốc đã chính thức công bố chiến lược “sản xuất thông minh”: Đến năm 2025, Celestial Empire sẽ trở thành một trung tâm toàn cầu về đổi mới trong lĩnh vực chế tạo người máy. Đến năm 2025, robot sẽ được thực hiện tại 70% các nhà máy lớn của Trung Quốc. Và đất nước này đang kiên định hướng tới mục tiêu này.

Wang Weiming, giám đốc bộ phận thiết bị công nghiệp của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, cho biết kể từ năm 2016, số lượng robot công nghiệp ở Trung Quốc đã tăng 15% mỗi năm. Trung Quốc hiện có 246 robot trên 10.000 công nhân, gấp đôi mức trung bình toàn cầu.

Tuy nhiên, hầu hết các robot của Trung Quốc được sản xuất bằng công nghệ phát triển ở phương Tây. Chính phủ Trung Quốc đang đặt ra một mục tiêu khác: Không chỉ nội địa hóa hoàn toàn sản xuất mà còn xuất khẩu robot sang các nước khác.

Tất nhiên, robot trong tương lai sẽ thay thế những người lao động trong những ngành công nghiệp phức tạp và nguy hiểm nhất. Robot, không giống như con người, không mệt mỏi, không bị trầm cảm, không bỏ ngang công việc.

Robot đã trở thành y tá, người dọn dẹp và thợ điện

Tại Trung Quốc, robot không chỉ xuất hiện trong các nhà máy mà chúng ngày càng phổ biến trong các nhà máy điện, nhà ga xe lửa và thậm chí cả các trang trại.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong việc giới thiệu robot dịch vụ. Ví dụ, chúng tham gia vào công việc nông nghiệp: Làm cỏ vườn, thu hoạch mùa màng, cho gia súc và gia cầm ăn, nạo vét kênh mương. Trung Quốc đã có các bác sĩ phẫu thuật, người quét dọn và y tá là robot (chăm sóc người già và người tàn tật).

Cứ sau mỗi năm, robot Trung Quốc có thể "nhìn" rõ ràng hơn, "suy nghĩ" nhanh hơn và "đi bộ" chính xác hơn, nhà báo chuyên mục khoa học Jin Chen viết. Các robot sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất - trí tuệ nhân tạo, liên lạc 5G, thị giác máy độ nét cao.

Năm 2020, theo Bộ Công nghiệp nước này, Trung Quốc đã sản xuất được 212.000 robot công nghiệp và doanh thu của ngành công nghiệp robot đã vượt quá 100 tỉ nhân dân tệ (18 tỉ USD).

https://laodong.vn/tu-lieu/robot-trung-quoc-doan-suy-nghi-cua-con-nguoi-chinh-xac-gan-100-1013847.ldo
 

Theo Nguyễn Quang (svpressa.ru/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý khi trải nghiệm mạng 5G

Những lưu ý khi trải nghiệm mạng 5G

Trong tuần qua, nhiều người dân phản ánh điện thoại hiển thị sóng 5G khi đi qua một số khu vực ở các địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... thường xuyên bị mất sóng và phải đăng ký thử gói cước, sóng 5G mới xuất hiện trở lại.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.