Quê nhà thương nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà có mỗi mình tôi sống xa quê, thành thử cứ Tết đến, người thân, bạn bè lại hỏi: Tết này có về quê chơi không? Nhưng tình hình dịch bệnh còn phức tạp thế này, làm sao có thể về được! Thế rồi lại đành lỗi hẹn, để lòng ngùi ngùi một nỗi nhớ quê da diết.
Nhớ quê, nhớ cả cung đường về nhà thương thuộc. Tuyến quốc lộ tấp nập vòng xe Bắc-Nam, đôi bên có thể thỏa sức ngắm nhìn biển xanh, đồng vàng, núi rừng ngút ngàn. Con đường làng dẫu không còn là đường đất khi xưa, vẫn cong cong mềm mại, đón chào ta bằng những khóm hoa xuyến chi trắng muốt tinh khôi, những bông cỏ may tím ngần nỗi nhớ. Từng nóc nhà, con ngõ, bức tường vôi đã rêu phong như dẫn lối; tim rạo rực, bồi hồi như thể bị ai đó bóp nghẹt khi bước chân ta đã chạm đến ngõ nhà.
Nhớ cái sân nhà rộng rãi ở quê, dù đơn sơ mà tiện lợi, thích thú vô cùng. Nơi đó, bố dành nửa sân, chặt tre làm giàn, mùa mướp có mướp mùa bầu có bầu. Sáng ra, anh em tôi lại tha hồ ngửa cổ lên mà đếm từng trái. Nơi đó, nào lúa, ngô, khoai,… mùa nối mùa lại phơi mình rát nắng. Những chiều rảnh rỗi, ta lại cùng chúng bạn hả hê quần nhau bên quả bóng bưởi lăn lóc trên sân. Và khi Tết đến, kiểu gì sân cũng lỉnh kỉnh bao nhiêu đồ đạc được bày ra để lau chùi, dọn dẹp. Đã có biết bao ký ức êm đẹp của tuổi thơ tựa hồ như áng mây trắng bồng bềnh ngày tháng in bóng trên mặt sân này.
Tầm này ở quê, biết là sẽ có sương muối, mưa phùn phủ xuống ẩm ê cả đất trời. Những ngày như thế, mọi người lại được nếm cái rét ngọt, được biết thế nào là áo bông mũ len, được quấn mình trong chăn như con tằm nằm trong bọc kén, hớp vài hớp hương vị rượu gạo cay nồng và thích nhất vẫn là được ngồi trong bếp nhà. Cái bếp củi dẫu tháng năm đã lem nhem màu bồ hóng mà thân thương, ấm áp vô cùng. Thích được lặng yên huơ huơ đôi bàn tay bên ngọn lửa hồng; ngẫm dòng đời chảy trôi trong tiếng củi lửa nổ lép bép, tiếng liếp chiếp của mấy chú gà con trước hiên nhà, tiếng mưa rơi tí tách trên tàu chuối sau vườn. Thích cả không khí nhộn nhịp ra vào bếp chuẩn bị món này món khác mỗi dịp Tết đến như thể nhà đang có đám xá gì!
Rời chân đến chốn thị thành, lòng lại mơ về cái vườn rau ao cá nơi quê nhà. Nơi ấy, đôi bàn tay tảo tần của mẹ giờ vẫn còn chăm bẵm cho từng luống rau lứa cá. Mùa này, mảnh vườn của mẹ lại ăm ắp rau xanh chuẩn bị cho dịp Tết. Nhưng vui nhất có lẽ là những ngày cuối năm, cái ao nhà sẽ được hút cạn nước để bắt cá. Thèm lắm cái cảm giác chân lội bùn ao, tay nắm chặt từng chú cá béo vàng bỏ vào thùng nước trong tiếng reo vui của bao người. Thế rồi, Tết nào cũng thỏa thích được ăn rau nhà, lại nức mũi đưa cơm không biết chán với món cá ao kho riềng đậm đà hương vị làng quê.
Ai trong đời hẳn cũng có một miền thương để nhớ, nhất là nhớ về nơi ta đã oa oa cất tiếng khóc chào đời. Quê hương, dẫu có nghèo khó, dẫu ta có đi đâu, cũng rộng lòng đón bước chân ta trở về. Bởi thế, với những ai xa quê đã lâu, thời khắc cuối năm lại tựa như cuối ngày, chỉ mong được về với ngôi nhà nhỏ, bên những người thân yêu của mình!
AN VIÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...