Quắt quay vì khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khô hạn đã và đang khiến hàng ngàn hộ dân ở huyện Kbang sống trong cảnh chật vật vì thiếu nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Hàng ngàn ha mía, lúa và hoa màu bị mất trắng hoặc giảm năng suất, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính quyền, ngành chức năng địa phương và người dân Kbang đang rất cần sự hỗ trợ từ các cấp trong cuộc chống hạn hiện nay.

Cây trồng chết khô, nước sinh hoạt suy kiệt

Được xây dựng để cung cấp và điều tiết nguồn nước tưới tiêu cho khoảng 35 ha cây trồng của bà con 2 làng Đáp và Mra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) và một phần diện tích rau màu của người dân huyện Đak Pơ, vậy nhưng hơn nửa tháng nay, công trình đập thủy lợi Gu Ga (xã Kông Lơng Khơng) đã cạn trơ đáy. Canh tác ngay sát chân đập thủy lợi nhưng hơn 1 sào lúa nước của anh Nương (làng Đáp, xã Kông Lơng Khơng) cũng không thoát khỏi “lưỡi hái” của cơn đại hạn. Nhìn những ruộng lúa được chia thành bậc thang với bờ thửa được đắp chắc chắn, vuông vắn và không bóng cỏ dại, đủ để thấy chủ nhân đã dồn công sức như thế nào! Vậy nhưng, chỉ cần trời không thương, công sức người dân cũng thành mây gió... Nhà anh Nương có 8 miệng ăn, trong đó có bố mẹ già và con nhỏ. Nhiều năm nay, nhà anh thuộc diện hộ nghèo và được hưởng trợ cấp của nhà nước. “Năm nay nhà mình đói rồi”-anh Nương đưa ánh mắt khô khốc nhìn xuống ruộng lúa phần đã chết khô, phần vàng sạm vì thiếu nước.

 Đập thủy lợi Gu Ga (xã Kông Lơng Khơng) đã khô trơ đáy. Ảnh: L.H
Đập thủy lợi Gu Ga (xã Kông Lơng Khơng) đã khô trơ đáy. Ảnh: L.H

Cách thửa ruộng nhà anh Nương vài trăm mét, ruộng lúa nhà anh Cấp cũng đang ngả màu, chân ruộng bắt đầu nứt nẻ. “Suối cạn hết nước rồi. Đào giếng giữa suối cũng chỉ được chút nước rồi lại cạn ráo; đào xuống gặp đá, không khoét sâu thêm được nữa. Vụ này lúa coi như bỏ, mấy bữa nữa đi làm thuê kiếm gạo nuôi con”-anh Cấp chia sẻ.

Theo bà Trịnh Thị Thành-Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng, tính đến thời điểm hiện tại, xã Kông Lơng Khơng đã có nhiều diện tích lúa bị ảnh hưởng do hạn hán, trong đó có một số diện tích bị mất trắng. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo cho bà con khoanh vùng, tập trung ưu tiên cứu những ruộng lúa có khả năng cứu được, tránh dàn trải nguồn nước quý giá. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là phần lớn diện tích lúa của bà con trên địa bàn đều đang trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, nguồn nước có vai trò rất quan trọng quyết định đến năng suất của lúa. Không riêng gì xã Kông Lơng Khơng mà hầu hết các xã khác trên địa bàn huyện Kbang, tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới cũng đang diễn ra khá nghiêm trọng. Tại xã Kông Pla, nhiều ao hồ, suối cũng đã cạn nước hoặc chỉ còn rất ít nước. Với những chân ruộng cao, không ít nhà đã quyết định bỏ mặc vì biết có cứu cũng khó lòng được thu hoạch lúa.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 4.745 người hiện đang trong cảnh thiếu nước sinh hoạt dù được hưởng lợi từ công trình cấp nước tập trung nông thôn. Ước tính có khoảng 243 hộ với 1.083 khẩu tại khu vực thôn 2 (xã Đak Smar), làng Chợch (xã Lơ Ku), làng Đất Đỏ và làng Đak Chơ Kâu (xã Krong) thiếu nước nghiêm trọng, chiếm 3,74% trong tổng số dân dùng nước tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Hiện đã có 7/47 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại 4 xã: Krong, Lơ Ku, Tơ Tung và Nghĩa An ngừng hoạt động do thiếu nước. Phần lớn các giếng đào mực nước chỉ còn khoảng 0,2-0,5 mét… “Các bể cấp nước tập trung trong làng hết nước từ trước Tết tới nay rồi. Giờ trẻ con trong làng buổi đi học, buổi phải đi gùi nước, vất vả lắm”-bà Đinh Thị Nhen, làng Bróch (xã Đông, huyện Kbang) nói.

Cần hỗ trợ địa phương chống hạn

Trước tình hình hạn hán diễn biến phức tạp, ngay từ đầu vụ sản xuất, huyện Kbang đã chủ động xây dựng các kế hoạch phòng-chống hạn hán. Trong đó, phương án chuyển đổi 177 ha lúa nước thường xuyên bị thiếu nước sang các loại cây trồng chịu hạn, như đậu đỗ, bắp… đã được triển khai rốt ráo. Song song với đó, việc tu bổ, khơi thông hệ thống thủy lợi cũng được quan tâm nhằm giảm thiểu tổn hao nước. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ước tính đã có 196,9 ha cây trồng ngắn ngày bị ảnh hưởng do hạn hán. Trong đó, lúa nước 189,9 ha, rau màu, đậu đỗ các loại 7 ha. Tổng số hộ bị thiệt hại do hạn hán là 911 hộ. Riêng cây mía, khô hạn đã phần nào làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Ước tính số thiệt hại do hạn hán gây ra trên các loại cây trồng hơn 3,9 tỷ đồng.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Kbang có 37 công trình thủy lợi. Riêng vụ Đông Xuân 2015-2016, toàn huyện có 942,45 ha cây trồng được hưởng nguồn nước từ các công trình này. Tuy nhiên, thời tiết ít mưa, khô hạn kéo dài khiến mực nước tại các công trình thủy lợi đều sụt giảm nghiêm trọng. Tính đến cuối tháng 2-2016, lượng nước dự trữ tại các hồ thủy lợi chỉ đạt khoảng 30-45% dung tích thiết kế. Riêng hồ thủy lợi Mơ Trai hiện đang tích nước đạt khoảng 2% so với dung tích thiết kế; hồ Gu Ga (xã Kông Lơng Khơng) đã cạn kiệt; các công trình đập dâng mực nước rất thấp. “Dự báo có khoảng 103 ha cây trồng thuộc phạm vi vùng tưới các công trình thủy lợi tại các xã: Tơ Tung, Sơn Lang, Lơ Ku, Krong, Sơ Pai… bị hạn cao”-ông Đoàn Thanh Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho biết.

Ông Phạm Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang đề nghị: Trước mắt, địa phương rất cần có sự hỗ trợ để giúp người dân khắc phục thiệt hại do hạn hán gây ra và khôi phục sản xuất, ổn định điều kiện sinh hoạt. Về lâu dài, địa phương đề nghị tỉnh có chủ trương đầu tư xây dựng một số trạm bơm như tại xã Đông hay sớm triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đã được tỉnh phê duyệt để giải quyết bài toán thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân.

 Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm