Quảng Ngãi: Khởi công cầu Thạch An nối đôi bờ sông Trà Bồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng ngày 8-10, UBND huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) làm lễ khởi công xây dựng dự án cầu Thạch An, nối liền xã Bình Minh và Bình Mỹ, bắc qua sông Trà Bồng. Đây là cây cầu có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế các xã khu Tây của huyện, giúp ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Dự án cầu Thạch An có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, quy mô chiều dài cầu và đường hai đầu cầu là 1.757,61m, do UBND huyện Bình Sơn làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện làm đơn vị quản lý dự án, công trình dự kiến sẽ hoàn thành tháng 10-2025.

Sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu lưu thông giữa 2 xã Bình Minh và Bình Mỹ cũng như các xã lân cận, rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.


 

 Lễ khởi công cầu Thạch An. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Lễ khởi công cầu Thạch An. Ảnh: NGUYỄN TRANG


Tại lễ khởi công, ông Võ Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn phát biểu, trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân các xã Bình Chương, Bình Mỹ, Bình Minh rất cần có 1 cây cầu nối liền hai bờ sông Trà Bồng để người dân các xã và thậm chí là người dân một số địa phương của huyện Trà Bồng thuận tiện đi lại, giao thương, trao đổi hàng hóa.

Do vậy, cầu Thạch An có ý nghĩa to lớn đối với người dân hai bên bờ sông Trà Bồng và cả huyện Bình Sơn rút ngắn thời gian đi lại, tạo điều kiện giao thương, vận chuyển hàng hóa, sơ tán dân cư, tiếp tế thuốc men, lương thực kịp thời khi có thiên tai lũ lụt xảy ra.


 

Phối cảnh cầu Thạch An bắt qua sông Trà Bồng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Phối cảnh cầu Thạch An bắt qua sông Trà Bồng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Lễ khởi công xây dựng cầu Thạch An. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Lễ khởi công xây dựng cầu Thạch An. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Người dân đi lại bằng ghe, đò qua sông Trà Bồng từ xã Bình Minh qua xã Bình Mỹ để mua bán hàng hóa
Người dân đi lại bằng ghe, đò qua sông Trà Bồng từ xã Bình Minh qua xã Bình Mỹ để mua bán hàng hóa.
 Sông Trà Bồng ngang qua các xã khu Tây của huyện Bình Sơn
Sông Trà Bồng ngang qua các xã khu Tây của huyện Bình Sơn.



 Người dân rất vui mừng khi sau 47 năm chia cắt đôi sông Trà Bồng, người dân đã có cây cầu bắc qua sông. Ông Nguyễn Văn Công (thôn Mỹ Long An, xã Bình Minh) vui mừng chia sẻ: “Xưa, tôi đi đò, đi ghe để qua chợ Bình Mỹ mua bán hàng hóa thiết yếu vì chợ Bình Mỹ tập trung lượng hàng hóa phong phú. Người dân xã Bình Minh cũng chở hàng trên ghe như chuối, rau qua chợ Bình Mỹ để bán rồi mua cá, thịt về ăn”.
 

Người dân vui mừng kể về công trình cầu Thạch An khởi công thay đổi quê hương. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Người dân vui mừng kể về công trình cầu Thạch An khởi công thay đổi quê hương. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Bà Nguyễn Thị Đỡ (thôn Mỹ Long An, xã Bình Minh) vẫn còn hành nghề bán cá, nên bà thường đi ghe qua sông Trà Bồng đến chợ Bình Mỹ để lấy cá tươi về bán cho người dân xã Bình Minh. Bà vui mừng khi cầu Thạch An được khởi công, bà nói: “Từ sau 1975, đây là niềm vui mới của người dân nơi đây, tôi không còn vất vả chống ghe qua lại, mỗi lần nước sông lớn cũng có cầu đi qua”.

 

 Người dân đến xem lễ khởi công công trình cầu Thạch An. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Người dân đến xem lễ khởi công công trình cầu Thạch An. Ảnh: NGUYỄN TRANG



Xã Bình Minh và Bình Mỹ đều là vùng rốn lũ của huyện Bình Sơn, thường xuyên ngập sâu, chia cắt, do vậy cầu Thạch An đóng vai trò hỗ trợ thiên tai, cứu trợ nhân dân rất lớn.
 

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.