Quảng Ngãi dừng đề án Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 5 năm triển khai, đề án đã tiêu tốn 20 tỷ đồng, đến thời điểm đã vượt qua vòng sơ loại của UNESCO thì Quảng Ngãi bất ngờ kết thúc, khiến người dân bất ngờ.
Chiều 7-4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho biết đã giao Sở VH-TT-DL báo cáo UBND tỉnh để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định kết thúc đề án Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh (gọi tắt là đề án). Sau 5 năm triển khai, đề án đã tiêu tốn 20 tỷ đồng, đến thời điểm đã vượt qua vòng sơ loại của UNESCO thì Quảng Ngãi bất ngờ kết thúc, khiến người dân bất ngờ.
Đề án trên được Quảng Ngãi triển khai từ năm 2015, lấy đảo Lý Sơn là phần lõi. Tại Nghị quyết Đảng bộ và HĐND tỉnh Quảng Ngãi vào năm 2015 xác định việc thực hiện đề án là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và tiềm năng du lịch của địa phương. Năm 2017, UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh do Sở VH-TT-DL tỉnh làm cơ quan thường trực.
Từ đó đến nay, Quảng Ngãi phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cùng các nhà khoa học tổ chức nhiều hội thảo khoa học và khoảng 160 hành trình khảo sát địa mạo, cảnh quan, địa văn hóa nhằm xác định giá trị di sản của đề án. Năm 2019, Sở VH-TT-DL tỉnh đề nghị tỉnh mở rộng dự án lên 4.600km2. Cuối năm 2019, hồ sơ dự thảo về Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh đã được gửi cho UNESCO và vượt qua vòng sơ loại.
Dự kiến, đến cuối năm 2020, tại Jeju, Hàn Quốc, Đại hội đồng UNESCO sẽ biểu quyết bằng phiếu bầu đối với Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh, song bị trì hoãn bởi Covid-19. Lý giải về việc bất ngờ kết thúc đề án, ông Đặng Văn Minh cho biết, sau khi rà soát lại toàn bộ đề án, UBND tỉnh cho rằng hiệu quả kinh tế - xã hội ở đây chưa rõ ràng…
XUÂN HUYÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.