Quản lý yếu hay cố tình làm ngơ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi việc làm giả và mua bán diễn ra ngang nhiên, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người dân thì chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan những nơi này lại trả lời rất vô cảm.
Xông lưu huỳnh khoai mì công khai giữa thanh thiên bạch nhật
Xông lưu huỳnh khoai mì công khai giữa thanh thiên bạch nhật
“Không bán sử dụng ở địa phương nên cũng không nắm rõ”
Làm việc với PV Thanh Niên, ông Dương Chí Hùng, Chủ tịch UBND xã Phú Đông (H.Nhơn Trạch, Đồng Nai) - nơi có hàng loạt cơ sở làm giả hoài sơn ở ấp Bến Đình, khẳng định: “Mấy năm nay chỉ thấy người dân phơi, chứ không thấy sử dụng hóa chất gì cả (!?). Có thể họ lén lút làm vào ban đêm. Tôi cũng không rõ họ phơi khoai mì làm gì, chỉ nghe nói làm hoài sơn gì đó. Họ làm xong thì chở lên Q.5 (TP.HCM) bán, chứ không bán sử dụng ở địa phương nên cũng không nắm rõ”. Tuy nhiên, trước những thông tin, hình ảnh PV Thanh Niên cung cấp, ông Hùng thừa nhận: “Thời gian sau này thấy hoạt động làm mì lát lắng xuống và chỉ phơi ở bãi đất trống nên cán bộ xã thiếu sót trong kiểm tra. Trong khi công chức địa chính, môi trường của xã nắm kỹ vấn đề này lại mới được luân chuyển, người mới về chưa nắm bắt hết địa bàn”.
Ông Hùng còn cho rằng: “Lâu nay cũng không thấy người dân phản ánh, vừa qua họp, trưởng ấp cũng không phản ánh. Chắc mùa nắng này họ bắt đầu làm nhiều”. Điều này là ngụy biện, bởi thực tế người dân địa phương rất bức xúc về tình trạng dùng hóa chất trong chế biến khoai mì nên đã phản ánh tới Báo Thanh Niên. Ngay ông T., chủ một cơ sở làm giả hoài sơn, cũng thừa nhận với PV: “Trước đây, các cơ sở ở đây xông lưu huỳnh tại chỗ gây mùi hôi khiến người dân chịu không nổi phản ứng, địa phương yêu cầu di dời ra xa nhà dân”.
Về tình trạng sử dụng lưu huỳnh xông, ủ khoai mì tại cụm công nghiệp (CCN) Phú Thạnh - Vĩnh Thanh (H.Nhơn Trạch), ông Nguyễn Giang Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thanh, xác nhận: “Việc phơi khoai mì ở CCN Phú Thạnh - Vĩnh Thanh chủ yếu là người dân xã Phú Đông. Còn khu đất đang làm bãi phơi mì là nơi giao giữa xã Phú Thạnh và Vĩnh Thanh, nằm trong CCN. Đất tỉnh đã thu hồi bàn giao cho CCN nên hiện thuộc thẩm quyền H.Nhơn Trạch quản lý, xã không dính dáng gì cả”. Ông Thanh cũng cho rằng: “Do nằm trong CCN nên trước giờ chưa nghe người dân phản ánh việc sử dụng lưu huỳnh xông khoai mì gây ô nhiễm (!?). Trước bà con phơi ở nhà, nay thì đưa ra đây phơi. Nếu trên địa bàn xã có trường hợp như PV phản ánh thì xã sẽ cho cán bộ đi kiểm tra, đồng thời báo Phòng TN-MT huyện xuống phối hợp xử lý”.
Trong khi đó, một cán bộ Trung tâm dịch vụ đô thị (H.Nhơn Trạch, Đồng Nai), đơn vị quản lý CCN Phú Thạnh - Vĩnh Thanh, cho rằng tại CCN do nhiều công ty chưa đầu tư xây dựng, xe đi lại ít nên người dân phơi trên đường và bãi đất trống cũng không ảnh hưởng gì. “Trong các cuộc họp trước đây, một số doanh nghiệp có phản ánh việc ủ khoai mì, nhất là vào mùa mưa, bốc mùi hôi, thối. Còn việc người dân sử dụng hóa chất gì thì chúng tôi không biết”, vị cán bộ này nói.
Giao hoài sơn giả cho cửa hàng T.P (Q.5) theo đơn đặt hàng
Giao hoài sơn giả cho cửa hàng T.P (Q.5) theo đơn đặt hàng
Chưa nghe bán hoài sơn giả ?!
Về nơi tiêu thụ hoài sơn giả, bác sĩ Thái Thanh Hải, Trưởng phòng Y tế Q.5 (TP.HCM), nói: “Trên địa bàn Q.5 hiện có hơn 100 cửa hàng, quầy bán thuốc đông y, tập trung ở các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Phan Huy Chú, Triệu Quang Phục... Theo quy định, mỗi năm phòng kiểm tra một lần. Qua kiểm tra, phòng phát hiện những vi phạm như vệ sinh chưa đảm bảo, dược liệu ẩm mốc, hóa đơn chứng từ không đầy đủ... Nhưng về việc bán hoài sơn giả, từ trước đến nay phòng chưa nghe, chưa nắm và chưa phát hiện. Bởi các cửa hàng đều đưa ra được kiểm nghiệm hoài sơn đạt chuẩn (!?). Theo quy định của Sở Y tế TP, hoài sơn là một trong 5 loại dược liệu bắt buộc phải có kiểm nghiệm đạt mới được phép buôn bán. Nhưng cũng có thể do hoài sơn khá giống củ mì nên có thể người ta trà trộn vào”.
Tuy nhiên, khi PV đưa hình ảnh về việc mua bán hoài sơn giả ngay trên địa bàn, BS Hải chống chế: “Nếu có thông tin phản ánh quầy nào bán hoài sơn giả thì PV chuyển qua, phòng sẽ kiểm tra xử lý”.
C49 tiếp nhận chứng cứ để điều tra
* Tạm giữ 30 tấn khoai mì giả hoài sơn cùng 101 kg hóa chất
Sau khi Thanh Niên đăng loạt bài Ủ hóa chất “biến” khoai mì thành đông dược, ngày 7-3, lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an tại TP.HCM chỉ đạo Phòng 7 (C49) đến tòa soạn Thanh Niên đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh về việc sử dụng hóa chất độc hại xông, ủ khoai mì làm giả vị thuốc hoài sơn, để phục cụ công tác điều tra. PV Thanh Niên đã cung cấp các chứng cứ về việc sản xuất, tiêu thụ hoài sơn giả cho cán bộ C49. “Nếu đúng như nội dung phản ánh của Báo Thanh Niên thì hành vi của chủ các cơ sở không chỉ lừa dối khách hàng, mà còn là tội ác đối với người dân không may sử dụng phải sản phẩm giả được xông, ủ hóa chất độc hại này. Cục sẽ điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng sai phạm nhằm chấm dứt ngay tội ác này”, thượng tá Trần Quốc Xanh, Phó cục trưởng C49, nhấn mạnh.
Trong động thái khác, chiều 7-3, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai cho biết tối 6-3 đã phối hợp PC49 Công an tỉnh Đồng Nai và các lực lượng chức năng kiểm tra 4 cơ sở sản xuất khoai mì tại xã Phú Đông (H.Nhơn Trạch). Tại đây, đoàn kiểm tra tạm thu giữ tổng cộng 30 tấn khoai mì giả hoài sơn và 101 kg hóa chất nghi lưu huỳnh; lấy mẫu hóa chất và khoai mì đi kiểm nghiệm để phục vụ việc điều tra, xử lý.
Cùng ngày, ông Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược Sở Y tế TP.HCM, cho biết lãnh đạo UBND TP sau khi đọc loạt bài trên Báo Thanh Niên phản ánh về khoai mì giả vị thuốc hoài sơn đã yêu cầu Sở Y tế kiểm tra xử lý nghiêm vụ việc để chấn chỉnh thị trường dược liệu.
Đàm Huy-Tiểu Thiên (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.