Quả sung chữa được bệnh gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Quả sung nhỏ bé thường được dùng ăn kèm hoặc pha nước chấm, nhưng lại đem đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của bạn.

Quả sung nguồn gốc Địa Trung Hải, được trồng hơn 5.000 năm trước. Loại quả này có thịt màu hồng, vị ngọt nhẹ đặc trưng khi chín, rất giàu chất dinh dưỡng. Ở Hy Lạp cổ đại, quả sung được coi là loại trái cây không thể thiếu đối với các vận động viên Olympic trong quá trình tập luyện và chúng còn được gọi là “Trái cây của sự sống”.

Quả sung có nguồn gốc Địa Trung Hải (Nguồn: Sohu)

Quả sung có nguồn gốc Địa Trung Hải (Nguồn: Sohu)

Đây là loại trái cây tươi và cũng là loại dược liệu cổ truyền của Trung Quốc. Quả sung chứa đường, vitamin, axit amin, acid malic, acid citric, enzyme thủy phân, cũng như các khoáng chất phong phú như selen và chất xơ.

Trong “Bản thảo cương mục” ghi chép, quả sung vị ngọt tính bình, không độc, làm dịu cổ họng, giảm sưng đau và lở loét.

Tiến sĩ Kim Yến (Jin Yan) – Khoa phòng ngừa và điều trị của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Trung Y Dược Quảng Châu cho biết, trong chế độ ăn uống hàng ngày của người Trung Quốc, quả sung ít được nhắc tới, nhưng nó lại là trái cây phổ biến trong chế độ ăn Địa Trung Hải, thậm chí loại quả này còn được sử dụng làm thuốc từ 6000 năm trước.

Gần đây, các học giả từ Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng của Viện an toàn Thực phẩm và Sức khỏe thuộc Học viện Công nghệ Illinois (IIT) ở Hoa Kỳ phân tích toàn diện các tài liệu toàn cầu có liên quan từ năm 2000 đến năm 2022, và tóm tắt những lợi ích sức khỏe khác nhau của quả sung. Kết luận được công bố trên tạp chí Nutrients của Thụy Sĩ.

Hỗ trợ giảm cân

Năm 2011, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí “Nutrients” theo dõi 13.000 người trong 4 năm, cho thấy những người thường xuyên ăn quả sung khô có chỉ số khối cơ thể BMI thấp và chu vi vòng eo nhỏ hơn so với những người không ăn.

Ngoài ra, có nghiên cứu cho thấy ăn 120 gam quả sung tươi mỗi ngày thay cho các món ăn nhẹ khác trong 5 tuần có thể giúp kiểm soát cân nặng.

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Quả sung rất giàu chất xơ và pectin, thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng trên những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có triệu chứng chính là táo bón cho thấy tiêu thụ 45 gam quả sung khô mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể tình trạng táo bón và các triệu chứng khác.

Tốt cho mạch máu

Một nghiên cứu được công bố bởi các nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Dinh dưỡng thuộc Đại học Pennsylvania cho thấy, với những người thừa cân hoặc có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau khi ăn 3/4 cốc trái cây sấy khô hỗn hợp (khoảng 120 gram, bao gồm cả quả sung khô) mỗi ngày trong vòng 4 tuần, kết quả chỉ số HDL (Lipoprotein tỷ trọng cao) của họ đã tăng.

Nếu chỉ số HDL (Lipoprotein tỷ trọng cao) ở mức ổn định, sẽ giúp cơ thể loại bỏ mỡ thừa và mảng bám tích tụ trong động mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Từ xa xưa, quả sung được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của hoạt chất chiết xuất từ ​​loại quả này trong việc làm giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, sau khi bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 uống nước sắc lá sung, lượng đường trong máu của họ giảm sau bữa ăn trong vòng 2 giờ. Trong một nghiên cứu khác, lượng đường trong máu của bệnh nhân giảm 13,5% sau khi ăn quả sung trong 2 tháng.

Có thể bạn quan tâm