Quà của rẫy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, cây ăn quả và hoa màu được trồng khá phổ biến ở vườn nhà và trên nương rẫy. Họ gọi chúng là “quà của rẫy”. 

Theo kinh nghiệm dân gian, sau khi dọn rẫy xong, đồng bào bắt đầu trồng cây ăn quả ngắn ngày. Cùng với cây lúa rẫy, cây ăn quả ngắn ngày, hoa màu là nguồn sống chính của đồng bào miền núi. Một số hoa quả có giá trị dinh dưỡng, là món ăn hàng ngày cũng như trong các lễ hội cổ truyền, là một phần ẩm thực mang hương vị núi rừng.

Đối với người trung du và miền núi, chuối là cây trồng phổ biến. Cây chuối rất dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều. Đồng bào thường trồng chuối ở các bìa rẫy để giữ đất khỏi bị trôi, làm bờ rào ngăn cách giữa các đám rẫy. Ngoài ra, những bụi chuối còn được trồng bên cạnh các chòi rẫy để vừa có bóng mát, vừa có lá làm “mâm” đựng thức ăn, nhất là cơm gạo mới, xôi nếp. Sau cây chuối, cây mía cũng được đồng bào các dân tộc miền núi trồng khá phổ biến. Họ trồng mía bằng khúc và ngọn. Những rẫy cũ đồng bào đã trồng mía trong nhiều năm thì không cần trồng lại vì sau khi chặt cây lớn, mía thường mọc ra những mộng cây mới. Chặt mía, bà con cũng thu nhặt và trồng lại bằng ngọn của chúng.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Cũng như các loại hoa màu khác, cây mía, cây chuối, dưa, cà... được người dân miền núi trồng để có cái ăn chứ ít khi đem bán vì loại nông sản này nhà nào cũng có. Khi lao động nặng nhọc trên rẫy, người ta thường bẻ mía, hái dưa ăn tại chỗ để giải khát và tiếp thêm năng lượng. Vậy nên, bà con gọi đó là “quà của rẫy”. Ở các buôn làng, hầu như nhà nào cũng có dự trữ những loại hoa quả “nhà trồng”. Khi đi rẫy về, trong chiếc gùi thường có vài nải chuối chín hoặc có khi cả một buồng, kèm theo là vài khúc mía, vài quả dưa, quả cà. Họ mang về cho trẻ con nhà mình “ăn dặm” và làm quà biếu khách. Món quà sạch, chất lượng và rất ngọt thơm này luôn hấp dẫn lũ trẻ con háu đói.

Trong những lễ hội làng hoặc của từng gia đình thì quả chuối, quả cà, quả dưa, những khúc mía rẫy cũng là thức món không thể thiếu. Khi đi dự lễ hội hoặc thăm hỏi nhau, người ta cũng thường mang theo buồng chuối, gùi mía, những quả dưa rẫy to tròn, thơm ngọt, quả bầu, quả bí... Khách phương xa hoặc bà con đến thăm làng, thăm nhà lúc nào cũng được gia đình thết đãi vài khúc mía và những quả chuối chín, miếng dưa rẫy.

Một số tộc người vùng cao còn biết làm rượu từ mía bằng cách ép lấy nước rồi cất trữ trong ống tre hoặc trong hũ sành. Có nơi, bà con róc mía rồi cắt thành từng đoạn ngắn cỡ một vài lóng tay rồi cho vào nồi đun để làm nước giải khát. Loại nước giải khát được làm từ nước mía hòa với nước vỏ cây apăng cho lên men. Loại nước giải khát này có thể uống ngay hoặc chỉ để vài ba ngày, nếu để lâu dễ bị hư.

Ngày nay, giao thương thuận lợi, hoa quả có nguồn gốc từ rẫy nương của đồng bào ngày càng được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao. Chuối chín được tiêu thụ mạnh ở các thành phố, nhiều gia đình nhờ cây chuối mà có thêm thu nhập không nhỏ, đời sống ổn định hơn. Người chuyên buôn chuối ở đồng bằng đến tận các làng đồng bào đặt mua, thậm chí trả tiền trước cho những nải chuối còn xanh để người nhà không bán cho những thương lái khác.

Hương vị ngon ngọt của hoa quả, cây trái từ đất rừng là một phần của văn hóa ẩm thực vùng cao, là món quà trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các lễ hội cộng đồng.

 TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...