Cồng chiêng cuối tuần: Thưởng thức và trải nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sự kiện cồng chiêng cuối tuần trong 2 đêm 30-4 và 1-5 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) là một hoạt động ý nghĩa trong kỳ nghỉ lễ năm nay. Hàng ngàn người dân và du khách đã được sống trong những thanh âm hội hè thấm đẫm dư vị khi thưởng thức và trải nghiệm cồng chiêng cùng các nghệ nhân Bahnar và Jrai.
Các nghệ nhân Bahnar của huyện Đak Đoa trình diễn. Ảnh: Minh Châu
Các nghệ nhân Bahnar của huyện Đak Đoa trình diễn cồng chiêng. 
Thanh âm cồng chiêng vang vọng thu hút ngày càng đông người dân và du khách đến với Quảng trường Đại Đoàn Kết trong đêm đầu tiên của kỳ nghỉ lễ. Các nghệ nhân Jrai của TP. Pleiku trong trang phục truyền thống, trình diễn cồng chiêng đầy ngẫu hứng.
Vòng xoang Tây Nguyên hấp dẫn du khách. Ảnh: Minh Thi
Vòng xoang Tây Nguyên hấp dẫn du khách. Ảnh: Minh Thi
Vòng xoang ngày càng nối rộng bởi sự tham gia của du khách. Vòng ngoài, khán giả kết thành một biển người phấn khích theo dõi, quay phim, chụp ảnh. Những người được trải nghiệm phong vị văn hóa qua sự hướng dẫn của những nghệ nhân đến từ buôn làng lại có cảm giác lạ lẫm, thích thú. 
Nghệ nhân huyện Đak Đoa hướng dẫn du khách tư thế đánh cồng chiêng. Ảnh: Minh Châu
Nghệ nhân huyện Đak Đoa hướng dẫn du khách tư thế đánh cồng chiêng.
Nghệ nhân huyện Đak Đoa trình diễn đầy ngẫu hứng
Phút trình diễn đầy ngẫu hứng của một nghệ nhân. 

Đêm cồng chiêng trong buổi tối tiếp theo là màn trình diễn mang tinh thần tự do của những nghệ sĩ Bahnar đến từ huyện Đak Đoa. Cũng như đêm trước, khán giả vây quanh những nghệ nhân ngày càng đông, say sưa hòa vào nhịp xoang, đánh thử cồng chiêng để thỏa sự tò mò với những giá trị đặc biệt của di sản văn hóa thế giới. 

Không gian như trở về một đêm hội làng. Ảnh: Minh Châu
Không gian như trở về một đêm hội làng.
Một nữ du khách thích thú khi được hướng dẫn cách cầm khiên và kiếm văn hóa của người Bahnar
Một nữ du khách thích thú khi được hướng dẫn cách cầm khiên và kiếm của người Bahnar. 

Ở góc khác, dưới những bóng cây cao, từng nhóm gia đình, bạn bè ngồi dưới cỏ xanh thưởng thức ẩm thực, uống rượu cần, lắng nghe thanh âm cồng chiêng vọng lại. Không gian như trong một đêm hội làng, chỉ khác là diễn ra ngay giữa trái tim thành phố. 

Ẩm thực truyền thống phục vụ du khách tại khu vực Quảng trường. Ảnh: Minh Châu
Ẩm thực truyền thống phục vụ du khách tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết. 
Những ngày hội hè ở Phố núi Pleiku. Ảnh: Minh Châu
Từng nhóm gia đình, bạn bè ngồi dưới cỏ xanh thưởng thức ẩm thực, uống rượu cần, lắng nghe thanh âm cồng chiêng vọng lại. 
Một số trò chơi trong khuôn khổ sự kiện cồng chiêng cuối tuần thu hút rất đông trẻ em. Ảnh: Minh Châu
Một số trò chơi trong khuôn khổ sự kiện cồng chiêng cuối tuần thu hút rất đông trẻ em. 

Đây là lần đầu tiên Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức một sự kiện văn hóa văn nghệ hướng đến phục vụ khách du lịch. Hai đêm diễn của nghệ nhân hoàn toàn không có kịch bản, nhưng xuyến suốt chính là tinh thần của sự trải nghiệm, chia sẻ, tiếp thị văn hóa với du khách từ khắp nơi đổ về Phố núi dịp này. Sự kiện cồng chiêng cuối tuần đã đọng lại những thanh âm đẹp trong lòng mọi người và hứa hẹn cho những đêm hội hè trên cao nguyên Pleiku ở những lần sau. 

MINH CHÂU (thực hiện) 

Có thể bạn quan tâm

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi

Với tính đặc thù và sự khan hiếm nên giá ươi luôn 'nhảy múa' theo mùa vụ. Giá cao khiến ngày càng đông người vào rừng săn ươi, dẫn đến tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt, đốn hạ cây ươi để lấy quả, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên ở H.Bù Đăng (Bình Phước).
Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Đốn hạ rừng phòng hộ để săn ươi: Đánh dấu để tỉa cành, chặt hạ

Cứ mỗi độ vào mùa, người dân lại đổ xô vào rừng săn lùng quả ươi. Để xí phần, nhóm người săn ươi đánh dấu bằng cách dùng dao, rựa chặt vạt tạo vết trên thân cây hoặc xịt sơn làm ký hiệu; và hầu hết cây ươi bị đánh dấu này đều chung số phận bị chặt hạ, tỉa cành để khai thác ươi.
'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.