ĐIỀU TRA: Thâm nhập đường dây buôn bán búp bê Kumanthong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi búp bê Kumanthong có giá vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng và phải bỏ thời gian chiều chuộng, chăm sóc nhưng nhiều người vẫn mua vì tin rằng sở hữu nó thì muốn gì được nấy (?)
Sau nhiều cuộc hẹn, chúng tôi mới được chị Cúc (ngụ TP HCM, người từng nuôi búp bê Kumanthong) đồng ý gặp tại một quán cà phê ở quận 8, TP HCM. Trên khuôn mặt chị vẫn còn hằn vết thương do tự gây ra vì nghe theo lời nguyền của… Kumanthong. Lúc trò chuyện, chị Cúc nhiều lần nhắc những câu chuyện về Kumanthong mà mình được người bán búp bê này kể lại.
Giá cả trăm triệu đồng
Chúng tôi nhờ tìm giúp người bán Kumanthong, suy nghĩ một lúc, chị Cúc đồng ý rồi liên hệ với người đứng đầu các nhóm mua bán búp bê này. Người này dặn dò, yêu cầu chị Cúc cam kết không được tiết lộ tên tuổi, địa chỉ người bán… Địa điểm mà nhóm này hẹn chị Cúc là ở TP Cần Thơ, còn thời gian sẽ thông báo sau.
Hai tuần sau, người phụ nữ tên Kim (tầm 34 tuổi) liên hệ chị Cúc để hướng dẫn đường đi. Khi chúng tôi đến TP Cần Thơ, Kim bảo một cô gái đến Trường Tiểu học Lê Bình 2 (đường Trưng Nữ Vương, phường Lê Bình, quận Cái Răng) ra đón. Lòng vòng qua nhiều tuyến đường, chúng tôi đến được căn nhà cấp 4 nằm sâu trong con hẻm nhỏ. Vừa bước vào nhà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy hàng ngàn búp bê Kumanthong được trưng bày, có một bàn lớn chất đầy nước ngọt và trái cây để thờ cúng búp bê này.

Huệ và Anh quảng cáo về các loại búp bê Kumanthong Ảnh: SỸ HƯNG
Huệ và Anh quảng cáo về các loại búp bê Kumanthong. Ảnh: SỸ HƯNG
Trong vai đôi vợ chồng lấy nhau lâu năm nhưng chưa có con, chúng tôi nhờ Kim giúp đỡ để "thỉnh" Kumanthong về nuôi. Kim giới thiệu có nhiều loại Kumanthong như Amulet (bùa lá) và Lukthep (loại búp bê trai hoặc gái được "thầy phép" yểm bùa, vẽ chú và thanh tài lộc) rồi không ngớt quảng cáo: "Anh chị tìm đến em là đúng rồi. Các bé (búp bê Kumanthong - PV) chỗ em rất thiêng, xin gì được nấy. Bé đã giúp rất nhiều vợ chồng hiếm muộn sinh con. Anh chị nên "thỉnh" một bé về nuôi để được như ý. Nuôi bé đơn giản lắm, 1 tuần chỉ tắm một lần, cho ăn trái cây, uống sữa rồi thay quần áo. Nhưng nhớ là phải luôn yêu thương, chiều chuộng bé như con ruột, đừng làm bé buồn. Nếu bé vui, anh chị xin gì cũng được hết. Bé mà phù hộ thì nhớ tặng quà cho bé. Bé thích nhất là vòng vàng đeo trước ngực. À, nếu bé bảo anh chị tặng gì cho em thì phải thực hiện, không là bé sẽ giận đó".
Kim cho biết những búp bê ở đây đều đã được các "thầy phép", "thầy sư"… vẽ chú, nhập hồn thai nhi trước khi chuyển từ Thái Lan về TP Cần Thơ. Vén áo một búp bê Kumanthong, Kim chỉ những hình vẽ chằng chịt nói là bùa ngải đem tài lộc và may mắn cho chủ nhân. Mỗi búp bê loại 20 inch có giá thấp nhất 7 - 8 triệu đồng. Nếu cần bé "năng lực" lớn hơn, được yểm tro cốt hoặc hài cốt thai nhi trong bụng thì giá từ 20 - 100 triệu đồng. Loại búp bê này hiếm nên phải mất thời gian dài mới có hàng.
Lấy một hũ bằng đất trên kệ xuống, Kim huyên thuyên khoe bên trong chứa tro cốt thai nhi mới được "thầy phép" bên Thái Lan tặng. "Nhiều người tìm đến chỗ em mua Kumanthong về nuôi để xin số đề, đánh bạc… Giới trẻ còn mua Kumanthong về nhà nuôi để níu giữ tình yêu, thi đậu đại học, trả thù đời… Những người "thỉnh" các bé về nuôi hầu hết đều được phù hộ như ý muốn" - Kim không tiếc lời quảng cáo.
Muốn gì được nấy (?!)
Để chứng minh có "thầy phép" gọi hồn thai nhi nhập búp bê Kumanthong, Kim lấy điện thoại gọi cho ai đó nói bằng tiếng Thái Lan, giọng "thầy phép" qua điện thoại nghe rất huyền bí, có tiếng gõ mõ, tụng kinh. Nói được mấy giây, Kim tắt điện thoại, đưa chúng tôi xem nhiều đoạn video ghi lại cảnh "thầy phép" đang gọi hồn thai nhi nhập xác búp bê Kumanthong mà cô ta cho rằng ở trong chùa tại Thái Lan. "Hết dịch Covid-19 sẽ mời thầy về TP Cần Thơ rao giảng và gặp gỡ các "tín đồ". Nếu anh chị đặt mua Kumanthong, em sẽ mời đến dự và nhờ thầy chúc phúc" - Kim lại huyên thuyên.
Đến tối, chúng tôi được giới thiệu gặp cô gái tên Huệ trong một đường dây mua bán Kumanthong khác ở TP Cần Thơ. Huệ và một cô tên Anh dẫn chúng tôi đến quán cà phê nằm sâu trong hẻm trên đường Lý Thái Tổ, quận Cái Răng để bàn về việc mua bán búp bê Kumanthong. Cả hai còn kể cho chúng tôi những chuyện ly kỳ về búp bê Kumanthong đã "đỡ kiếp nạn" và "ban phát số đề"… cho chủ nhân của mình. Khi nghe chúng tôi kể đang thầu lô đề ở TP HCM, Huệ quả quyết: "Một chủ thầu lô đề ở TP HCM mới được Kumanthong của em giúp trúng hàng tỉ đồng. Một người khác gặp nạn cũng được Kumanthong đỡ giùm không hề hấn gì. Các bé chỗ em thương chủ nhân lắm, anh chị mua 2 bé đi".

Kim khoe “năng lực siêu phàm” từ các loại búp bê Kumanthong với khách Ảnh: SỸ HƯNG
Kim khoe “năng lực siêu phàm” từ các loại búp bê Kumanthong với khách. Ảnh: SỸ HƯNG
Huệ cho biết nếu mua Kumanthong gắn thêm các loại bùa yểm thì giá có thể lên đến 20 - 30 triệu đồng/búp bê. Nếu muốn đặt loại búp bê Kumanthong đặc biệt thì phải đặt cọc 50% và chờ hơn 1 tháng mới có. Muốn sở hữu loại búp bê "siêu nhiên" này, chủ nhân phải cung cấp họ tên, địa chỉ nhà và máu của chính mình để gửi sang Thái Lan cho thầy nhập phép. "Anh chị sở hữu loại búp bê Kumanthong này thì muốn gì được nấy. Thậm chí, muốn trả thù hay hại người ta, Kumanthong cũng ra tay giúp sức" - Huệ vừa nói vừa thúc giục chúng tôi đặt cọc tiền.
Sau đó, Huệ và Anh dẫn chúng tôi đến một chung cư trên đường Lý Thái Tổ, quận Cái Răng. Trong một căn hộ ở tầng 3 có 2 phụ nữ đang ngồi trên sofa ôm khư khư búp bê Kumanthong. Những người này cho biết mua bán búp bê Kumanthong được mấy năm nay và thuê căn hộ để nuôi và bán búp bê Kumanthong cho khách. Mỗi búp bê Kumanthong có giá từ 7 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng. 
Kumanthong là gì?
Kumanthong là một loại thần giám hộ huyền bí theo tín ngưỡng dân gian Thái Lan. Trong tiếng Thái, "Kuman" có nghĩa là "cậu bé thanh tịnh" (hay "Kumara" là "cô bé thanh tịnh"), "thong" nghĩa là "vàng"; "Kumanthong" nghĩa là "cậu bé vàng" hay còn được gọi là "quỷ linh nhi". Búp bê Kumanthong được tạo ra với mục đích giúp đỡ những linh hồn hài nhi bị chết oan hoặc không có nơi nương tựa được siêu thoát. Khi về Việt Nam, loại búp bê này lại được các đối tượng thổi phồng, khoác lên vẻ huyền bí để lừa đảo những người nhẹ dạ, cả tin.
Hiện trên mạng xã hội có hàng chục hội, nhóm kín được lập ra chuyên trao đổi, mua bán và chăm sóc "búp bê Kumanthong" như "nhóm nuôi và chăm sóc linh nhi - bùa kinh doanh", "nhóm nuôi Kumanthong", "nhóm mua bán bùa", "Hội nuôi và chăm sóc Kumanthong đúng cách"...
Kỳ tới: Nuôi Kumanthong cầu tài lộc: Sai lầm tai hại
Sỹ Hưng - Tùng Nguyễn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.