Quay cuồng trong cơn sốt đất-Kỳ 2:Cơn sốt đất ở thành phố biển Quy Nhơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia CLB Bất động sản Bình Định cho rằng giá đất nền tại TP.Quy Nhơn bắt đầu tăng mạnh từ năm 2016 đến nay. Nhiều khu vực tăng 2 - 5 lần, cá biệt có nơi tăng gấp hàng chục lần trong cơn sốt đất.
TP.Quy Nhơn với lợi thế nằm bên bờ biển rất thuận lợi để phát triển du lịch. ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Ngủ một giấc dậy giá đất tăng 2-5 lần
Theo khảo sát của một chuyên gia của CLB Bất động sản Bình Định, thời điểm trước năm 2015, giá đất ở khu vực trung tâm TP.Quy Nhơn bình quân chỉ từ 10 triệu - 30 triệu đồng/m2. Thậm chí, các lô đất dọc đường Nguyễn Thị Định được gọi là “đất vàng” ở thời điểm hiện tại nhưng khi bán đấu giá tại thời điểm trước năm 2014 chỉ tầm trên dưới 15 triệu đồng/m2. Giá đất tại thời điểm này phù hợp với mức thu nhập bình quân của người dân địa phương mua để ở.
Trong các năm 2016 - 2017, giá đất nền tại TP.Quy Nhơn bắt đầu tăng vọt, ở khu vực nội thành bình quân tăng từ 2-5 lần, thậm chí có nơi tăng lên từ 5 - 7 lần. Giá đất tại khu vực dọc đường Nguyễn Thị Định tăng lên đến 80 triệu đồng/m2. Đến năm 2018, giá đất tại khu vực dọc đường Nguyễn Thị Định, Nguyễn Huệ … hơn 100 triệu đồng/m2, tại các đường Xuân Diệu, An Dương Vương hơn 200 triệu/m2.
Giá đất nền đường Xuân Diệu nằm sát bờ biển Quy Nhơn tăng nhanh trong vòng 3 năm qua. ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Do giá đất nội thành tăng cao nên nhiều nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư ra khu vực ngoại thành ở các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân… Vì vậy, giá đất tại ngoại thành Quy Nhơn cũng tăng lên, trong đó giá đất bình quân tại các đường trục chính hiện ở mức bình quân từ 30 - 40 triệu đồng/m2, những đường nội bộ thì có giá 20 - 30 triệu đồng/m2.
Tại khu vực xã ven biển Nhơn Lý, giá đất nền năm 2016 từ 2 - 3 triệu đồng/m2 nhưng hiện đã tăng lên 30 - 40 triệu đồng/m2 đối với khu vực ven biển. Các trục đường chính khu trung tâm xã Nhơn Lý cũng có giá khoảng 25 triệu đồng/m2, đất nền dự án FLC Lux City Quy Nhơn bình quân 15 triệu đồng/m2…
Đến đầu năm 2019, giá đất nền mặt tiền ở nội thành TP.Quy Nhơn vẫn tăng, bình quân khoảng 100 triệu đồng/m2, đất trong hẻm khoảng 60 - 70 triệu đồng/m2, giá đất tại đường Xuân Diệu, An Dương Vương bình quân hơn 300 triệu đồng/m2…
Khu vực dọc đường Nguyễn Thị Định (Quy Nhơn) đang được nhiều chủ đầu tư thu mua để đầu tư dịch vụ. ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Theo ông Trần Quang Thùy, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Anh Quân (ở TP.Quy Nhơn), từ sau hội nghị xúc tiến đầu tư do UBND tỉnh Bình Định tổ chức vào tháng 3.2015, nhiều nhà đầu tư lớn trong nước đã đầu tư các dự án du lịch nghỉ dưỡng tại TP.Quy Nhơn. Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng tập trung đầu tư hạ tầng giao thông, chú trọng phát triển du lịch nên lượng du khách đến tỉnh này càng tăng nhanh. Kéo theo đó, giá đất nền, bất động sản tại TP.Quy Nhơn cũng tăng theo.
Khi giá đất tăng, nhiều người lao vào đầu cơ, chạy theo xu hướng đám đông, mua bán đất để kiếm lời nên giá đất tăng liên tục dẫn đến “sốt ảo”. Hiện giá nhà, đất ở tại khu vực trung tâm TP.Quy Nhơn tăng quá cao, vượt xa nhu cầu của người mua để ở.
Lo ngại vì 'bong bóng bất động sản'
Theo dự đoán của các chuyên gia của CLB Bất động sản Bình Định, trong năm 2019 và các năm 2020, 2021, giá đất tại TP.Quy Nhơn vẫn tăng nhưng sức mua sẽ giảm đối với các sản phẩm là nhà ở tại khu vực nội thành. Trong khi đó, đất nền tại khu vực vùng ngoại thành, khu vực ven biển gần các khu du lịch, các căn hộ du lịch… vẫn tăng giá và sức mua cũng còn mạnh. Theo dự đoán, giá đất tại các đường Xuân Diệu, An Dương Vương… sẽ còn tiếp tục tăng mạnh theo sự phát triển của du lịch.
Giá đất nền đường An Dương Vương (Quy Nhơn) đang ở mức 300 triệu đồng/m2. ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Khu vực xã Nhơn Lý có giá đất tăng hàng chục lần do có lợi thế phát triển du lịch. ẢNH: QUANG THÙY
Giá đất nền, căn hộ du lịch tại các khu vực ven biển ở Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ có sự tăng trưởng rất nhanh khi Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội có tổng diện tích 600 ha, quy mô dân số 71.300 người... được hình thành. Khu đô thị này rất có lợi thế để phát triển như nằm trên đường đến sân bay Phù Cát, nằm sát biển, giáp Công viên động vật hoang dã FLC Quy Nhơn và Quần thể sân Golf, Resort, biệt thự nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp Nhơn Lý… và gần TP.Quy Nhơn.
Theo ông Trần Quang Thùy, hiện tỉnh Bình Định đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đến đầu tư hạ tầng, kinh doanh dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Do vậy, giá đất nền tại TP.Quy Nhơn sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới, đặc biệt là tại khu vực ven biển của Khu kinh tế Nhơn Hội.
Ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết ngoài tác động của sự phát triển du lịch, giá bất động sản ở TP.Quy Nhơn tăng trong thời gian qua còn do nhu cầu đất ở rất lớn nhưng quỹ đất để khai thác không nhiều. Hiện bản thân người dân ở Quy Nhơn và một số nơi về đây công tác cũng đang thiếu đất ở. Nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào TP.Quy Nhơn kéo theo một lượng lớn công nhân ở các huyện lân cận về thành phố làm việc, sinh sống nên nhu cầu đất ở càng lớn. Trong khi đó, quỹ đất TP.Quy Nhơn không phải rộng lắm nên nhu cầu đất ở tăng mà nguồn cầu lại ít dẫn đến giá tăng.
Theo ông Trần Châu, việc bất động sản tăng giá sẽ có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.Quy Nhơn, đặc biệt tạo điều kiện để địa phương có khoản kinh phí sử dụng đất nhằm phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trở lại… Tuy nhiên, đáng ngại là giá đất sốt ảo, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới khiến dòng tiền đổ vào bất động sản ngày càng lớn, “bong bóng bất động sản” được bơm căng quá mức có thể xảy ra đổ vỡ bất ngờ, gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Việc tăng giá đất quá cao cũng sẽ khiến cho việc thu hút đầu tư vào một số dự án gặp khó khăn. Hiện giá bất động sản ở nhiều khu vực nội thành Quy Nhơn đã chững lại vì nó cũng đã cao quá rồi, ông Trần Châu cho biết thêm.
Để giảm áp lực nhu cầu về nhà ở, UBND tỉnh Bình Định đã quy hoạch, triển khai nhiều dự án đô thị, khu dân cư, mở rộng đô thị Quy Nhơn về hướng đông bắc và tây bắc. Ngoài ra, tỉnh Bình Định cũng triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội, chung cư có người có thu nhập thấp trên địa bàn TP.Quy Nhơn. Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Bình Định sẽ phát triển thêm gần 2.000 căn hộ nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở tại TP.Quy Nhơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.
Hoàng Trọng (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.