Tục xưa còn lại-Kỳ 2: Lễ bắc máng của người Xê Đăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một sáng sớm già làng đưa đàn ông trong làng vào rừng tìm nguồn nước, rồi chặt một cây săm lũ (họ tre nứa) làm thanh ngang bắc qua nguồn nước. Đó là một phần nghi lễ bắc máng của người Xê Đăng.

Người Xê Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) năm nào cũng tổ chức lễ bắc máng nước, đưa nước về cho làng. Đây là tục tạ ơn thần linh, cầu sông suối dồi dào nước, người mạnh khỏe, vật nuôi đầy đàn, mùa bội thu.

 
Dựng ống nước dẫn về làng.
Dựng ống nước dẫn về làng.

Ông A Bâu ở làng Năng Lớn, xã Đăk Sao cho biết, theo tiếng Xê Đăng, nhánh Steng, thì "tea" là nước, "kneang" là máng dẫn nước, nên lễ bắc máng nước được gọi là lễ kneang tea. Người vùng này quan niệm, mỗi con sông, cái suối đều có thần linh cai quản nên hàng năm, nghi lễ bắc máng nước được tổ chức dâng lên Yàng nước và thần sông, thần suối.


Mỗi năm, lễ này tổ chức hai lần: vào tháng 10-11 dương lịch, sau khi thu hoạch vụ mùa; một lần vào tháng 3-4, trước khi tỉa lúa.
 

Chọn đất đặt máng nước.
Chọn đất đặt máng nước.

Một sáng sớm già làng đưa đàn ông trong làng vào rừng tìm nguồn nước. Khi tìm được nguồn nước, già làng cho người chặt một cây săm lũ (họ tre nứa) làm thanh ngang bắc qua nguồn nước.

Sau đó, một con ốc đặt vào đầu bên trái của thanh săm lũ này khấn. Thấy con ốc bò sang bên phải là thần nước đồng ý cho sử dụng nguồn nước; con ốc không bò hoặc quay đầu lại, xem như thần nước không cho phép dùng, phải khấn lại, có khi phải đi tìm nguồn nước nơi khác.

 

Cắt tiết con dúi đựng vào ống lồ ô.
Cắt tiết con dúi đựng vào ống lồ ô.

Theo quan niệm của người Xê Đăng Steng, một khi thần linh không cho phép, mà làng vẫn dùng nguồn nước thì bị trừng phạt như gặp hạn hán, đói, dịch bệnh.

Trước khi bước vào nghi lễ chính thức, ở đầu nguồn và cuối nguồn nước, già làng cho dựng cột "gâng" (tương tự như cây nêu).

Theo ông A Phái, làng Năng Lớn, xã Đăk Sao, cột gâng làm bằng cây le, có tua; treo 13 hoặc 9 vòng tròn nhỏ cũng làm bằng lồ ô và được nối vào nhau, tượng trưng cho sự no đủ, sức khỏe của dân làng, sự tốt tươi của hoa màu, sinh sôi, phát triển của vật nuôi.

Lễ bắc máng nước không thể thiếu con dúi. Họ cho rằng, máu dúi thể hiện sự tinh khiết, đem lại may mắn; dùng máu dúi là cầu mong lúa gạo luôn đầy kho, chuột không phá hoại mùa màng nên con vật hiến sinh là bắt buộc.

 

Cả làng cùng dự hội sau lễ bắc máng nước.
Cả làng cùng dự hội sau lễ bắc máng nước.

Buổi sáng, cả làng tập trung đông đủ tại nhà rông và bắt đầu đi ra máng thần nước. Già làng đi trước, theo sau là những người đàn ông mang theo dao, rựa, con.

Đến nguồn nước, già làng đặt một tấm phên đan bằng lồ ô lên ngăn chứa để rác không chảy vào máng nước cây rừng tên đốt loong nhangk, tỏa hương thơm ngát.

Sau đó, con dúi được cắt lấy tiết đựng trong ống lồ ô. Già làng cầm ống này khấn thần xong, mở thông cho nước chảy vào máng và đổ tiết dúi vào. Từ đầu máng, nước mang theo máu con dúi chảy xuôi về làng.

Nước chảy về đến, vợ của già làng lấy nước đầu tiên ở giọt nước để nấu cơm sau đó đến phụ nữ trong làng hứng nước về nhà nấu cơm, đổ vào ghè rượu và sinh hoạt. Đáng nói nữa là, việc tắm giặt ở giọt nước này đầu tiên cũng chính là già làng. Ngày này, nam nữ trong làng cũng tạt nước vào nhau để lấy hên và may mắn.

 

Phụ nữ cũng được dự hội, ăn uống tại nhà rông.
Phụ nữ cũng được dự hội, ăn uống tại nhà rông.

Già làng và đám đàn ông khi cúng xong ở đầu nguồn nước thì kéo nhau về nhà rông. Lúc này thịt dúi được mang ra để chế biến và cả làng ăn chung, uống rượu cần.

Ngày nay, đời sống đã có nhiều đổi thay, nhiều vùng tại nguồn nước, cây cây lồ ô, nứa nay thay thế máng, ống nước tự chảy bằng nhựa,  nhưng hàng năm, lễ bắc máng vẫn diễn ra và duy trì đều đặn, đúng nghi thức.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.