Chuyện chưa kể về nhọc nhằn những giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Vất vả, kiên trì và có nhiệt huyết” là những tiêu chí đầu tiên phải có của những giáo viên giảng dạy ở các lớp dành cho trẻ tự kỷ.

Có thể nói, dạy trẻ tự kỷ là một nghề mới xuất hiện những năm gần đây, khi số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng. Dạy trẻ tự kỷ là công việc vẫn chưa được xã hội biết đến và chưa nhận được sự quan tâm thì những giáo viên này phải tự tìm cách vượt lên chính mình để theo nghề.

 

Cô giáo tại lớp học Tương Lai Mới dạy học sinh.
Cô giáo tại lớp học Tương Lai Mới dạy học sinh.

Nếu ai đó đến thăm các lớp dành cho trẻ tự kỷ thì sẽ thấy rõ được sự nhọc nhằn, vất vả của những giáo viên ở đây. Tại những lớp học này giáo viên phải dạy trẻ từng những hành động đơn giản nhất như lau tay, rửa chân. Có khi, để dạy được các em biết tự lau tay và rửa chân khi bẩn các cô phải kiên trì đến hàng tuần trời.

Những hành động vô cùng đơn giản với những đứa trẻ bình thường như lắng nghe, im lặng thì lại là cả một vấn đề với trẻ tự kỷ. Trong giờ học, dù được hướng dẫn ngồi thành hàng ngay ngắn và mắt hướng lên phía trước nhưng chỉ khoảng 5 phút là 10 em trong lớp học mỗi em quay một chỗ. Em thì khóc, em thì quay lưng ra sau, em thì cắn bạn. Thậm chí có học sinh đánh cả cô giáo.

 

Các em học sinh lớp học Tương Lai Mới tập thể dục.
Các em học sinh lớp học Tương Lai Mới tập thể dục.

Chúng tôi đến thăm lớp học Tương Lai Mới (xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội) đúng vào lúc các học sinh ở đây đang tập thể dục. Theo quan sát của P.V, lớp học chỉ có 7 học sinh nhưng có tới 3 cô giáo.

Thế nhưng, chỉ đứng quan sát 10 phút thì đủ nhận thấy sự vất vả của 3 giáo viên này. Các cô hoạt động không ngừng nghỉ, hướng dẫn con xếp hàng ngay ngắn, hướn dẫn con giơ tay theo tiếng nhạc, dỗ dành, vỗ về con khóc…

Những học sinh ở lớp học Tương Lai Mới với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng các cô luôn phải kè kè bên cạnh từng phút, mỗi bé một biểu hiện, một cá tính. Có những học sinh nói cười cả ngày nhưng có những bạn lúc nào cũng nhìn mọi thứ bằng ánh mắt thờ ơ, vô cảm với mọi thứ xung quanh và không bao giờ biết…cười.

Các cung bậc cảm xúc cũng như hành động của các bé, các cô giáo cũng khó lường được, chỉ biết hết lòng chăm sóc và dạy dỗ các con.

Có những học sinh 7 tuổi, cao lớn, nhìn kháu khỉnh, đáng yêu nhưng thỉnh thoảng lại khóc ré lên hay đang ngồi bỗng dung cắn vào tay cô giáo. Rồi có nhưng bạn 6 tuổi nhưng chưa từng biết gọi cô mỗi khi cần đi vệ sinh…

 

Cô giáo Lương Thị Bích Hạnh.
Cô giáo Lương Thị Bích Hạnh.

Chia sẻ với P.V, cô giáo Lương Thị Bích Hạnh -  giáo viên tại lớp học can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ có tên  Tương Lai Mới cho hay: “Với mỗi học sinh ở đây, hàng ngày giáo viên phải ghi chép sự theo dõi một cách đầy đủ. Cho đến giờ này, có những giáo án dành cho học sinh dày đến cả gang tay.

Chăm sóc cho các con bữa ăn, giấc ngủ đã vất vả rồi, chăm sóc cho trẻ đặc biệt còn vất vả hơn. Có những học sinh đã lớn nhưng cũng không biết lau tay khi bẩn, hay ngay cả việc đi vệ sinh cũng… tùy hứng mà không bao giờ gọi cô.

Đó là chưa kể, các con còn là những đứa trẻ nhạy cảm với tất cả những gì diễn ra xung quanh. Chỉ cần thay đổi thời tiết là các con khó ăn, khó ngủ, quấy khóc, có bé bứt rứt cứ đập đầu vào tường. Các cô thường phải xoa lưng, vỗ về và chiều chuộng hơn để các con bớt căng thẳng”.

Theo cô Hạnh, mỗi ngày được thấy các con một tiến bộ dù chỉ là những biểu hiện chỉ rất nhỏ thôi là cũng đủ khiến các cô vui cả ngày hôm đó. Hơn nữa, khi được phụ huynh tin tưởng, đồng hành cùng trong việc dạy dỗ các con, thấy danh sách các bạn được hòa nhập ngày một nhiều là động lực lớn nhất để các cô ở lớp học Tương Lai Mới nỗ lực hơn nữa.

Mặc dù công việc mệt mỏi, căng thẳng, áp lực và mức lương thấp nhưng với cô Hạnh và những giáo viên tại lớp học Tương Lai Mới vẫn có rất nhiều niềm vui không cứ phải vào những ngày kỷ niệm như 20.11.

Nói về những trăn trở với trẻ tự kỷ, cô Hạnh cho hay: “Hiện nay việc tạo điều kiện cho trẻ tự kỷ hòa nhập tại các trường bình thường là điều vô cùng khó khăn. Nhiều bé đã được can thiệp sớm, đã trở thành những bé bình thường nhưng vẫn bị các trường từ chối nhận dạy vì sợ ảnh hưởng đến những bạn khác”.

Hoàng Thanh/infornet

Có thể bạn quan tâm

Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.