Săn mật ong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phía sau những lít mật ong rừng chảy về xuôi là công việc đầy hiểm nguy của người thợ.
 

Mùa lấy mật ong rừng ở Tây Bắc kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch) hàng năm. Quãng thời gian này, anh Bùi Duy Nhất (Núa Ngam, Điện Biên) lại lặn lội vào rừng để mưu sinh.
 

Dao nhỏ, hương, xà beng..., là những vật dụng của thợ săn mật ong.
 

Khi phát hiện tổ ong nằm trong đá hay trên cây, người thợ phải quan sát kỹ và suy nghĩ tìm cách tiếp cận, khai thác.
 

Thợ ong đốt hương tạo khói để xua đuổi đàn ong khi lấy mật.
 

Để tách đàn ong bay ra khỏi sáp, người thợ dùng tay đưa từng mảng ong ra ngoài và gom chúng vào trong chiếc nón. "Đây là công đoạn nguy hiểm nhất bởi lúc này ong mất tổ, người bắt ong có thể bị cả tổ lao vào đốt", anh Nhất nói.
 

Người thợ nhìn những mảng sáp vàng óng để đánh giá lượng mật; tổ nhiều mật thì khai thác luôn; tổ mới làm, ít mật sẽ để dành khai thác sau.
 

Nhiều lần anh Nhất bị ong đốt phải vào viện truyền nước để thải hết chất độc ra ngoài.
 

"Tôi đã thử đưa cả tổ ong rừng về nhà nuôi nhưng ong không ở mà bỏ đi hết chỉ sau vài ngày", anh Nhất chia sẻ.
 

Tổ ong ruồi có giá cao hơn những loài ong khác, bởi loại này thơm ngon và khó làm giả.
 

Bên cạnh trực tiếp đi rừng lấy mật, anh Nhất còn thu mua từ người dân địa phương.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.