Miền Tây, mưu sinh mùa lũ cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu tại các huyện đầu nguồn vùng ĐBSCL hiện nay rất thấp, trong khi dự báo của các cơ quan chuyên môn thì nhiều khả năng ĐBSCL sẽ tiếp tục không có mùa “lũ đẹp”.

Tại các tỉnh vùng lũ như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang… “lũ cạn” đã khiến nhiều nông dân sống nghề câu, lưới… rơi vào cảnh khốn khổ. Những năm gần đây lũ nhỏ, nguồn lợi thủy sản khan hiếm đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Giải pháp hiện nay là mở thêm các lớp đào tạo nghề tại địa phương để bà con chuyển nghề sinh sống…

Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, đã đến lúc cần phải thích nghi với điều kiện “không lũ” ở vùng sông nước này. Do đó, ngành nông nghiệp đang tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ chuyển nghề để có thể sản xuất, mưu sinh, ổn định cuộc sống trong điều kiện “lũ cạn” đã nhiều năm liền…

 

Lũ nhỏ, làng lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) rơi vào cảnh ế ẩm.
Lũ nhỏ, làng lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) rơi vào cảnh ế ẩm.
Do lũ nhỏ nên nhiều bà con ở vùng đầu nguồn huyện An Phú (An Giang) bỏ câu lưới chuyển qua nghề đuổi chuột kiếm sống.
Do lũ nhỏ nên nhiều bà con ở vùng đầu nguồn huyện An Phú (An Giang) bỏ câu lưới chuyển qua nghề đuổi chuột kiếm sống.
Anh Bùi Văn Tú - xã Breichrai, huyện KosThum, tỉnh Kandal (Campuchia) cho biết, do nước trên đồng chưa có nhiều, không thể giăng câu lưới nên anh tranh thủ dùng ghe chở các em học sinh (Trường Tiểu học An Khánh An) qua sông, mỗi lượt 1.000 đồng/học sinh, người lớn thì 2.000 đồng/lượt.
Anh Bùi Văn Tú - xã Breichrai, huyện KosThum, tỉnh Kandal (Campuchia) cho biết, do nước trên đồng chưa có nhiều, không thể giăng câu lưới nên anh tranh thủ dùng ghe chở các em học sinh (Trường Tiểu học An Khánh An) qua sông, mỗi lượt 1.000 đồng/học sinh, người lớn thì 2.000 đồng/lượt.
Chị Phạm Thị Điệp - ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang) cho biết, mấy năm trước Campuchia cho người Việt qua thuê đất trồng lúa nhưng từ tháng 8 vừa rồi họ không cho thuê nữa. Thế là chị gom hết tiền mua 2 con bò nuôi
Chị Phạm Thị Điệp - ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang) cho biết, mấy năm trước Campuchia cho người Việt qua thuê đất trồng lúa nhưng từ tháng 8 vừa rồi họ không cho thuê nữa. Thế là chị gom hết tiền mua 2 con bò nuôi.
Ông Kiều Văn Ngại - ấp Phú Mỹ, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) vay tiền chuyển sang nghề ương cá lóc giống.
Ông Kiều Văn Ngại - ấp Phú Mỹ, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) vay tiền chuyển sang nghề ương cá lóc giống.
Ông Huỳnh Văn Gừng - ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) chuyên nghề đặt lợp tôm. Hiện ông đang mong ngóng lũ về để “kiếm cơm”
Ông Huỳnh Văn Gừng - ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) chuyên nghề đặt lợp tôm. Hiện ông đang mong ngóng lũ về để “kiếm cơm”.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.