Quy hoạch tổng thể quốc gia - khơi dậy sức mạnh vùng và các trục phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một trong bốn vấn đề lớn, “rất cơ bản và quan trọng” đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra trong phiên khai mạc Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Đảng khóa XIII, ngày 3-10.

Lần đầu tiên, định hướng phát triển quốc gia được quy hoạch và thiết kế tổng thể trong mối quan hệ, phân bổ theo từng không gian phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu; theo vùng, liên vùng, lãnh thổ; theo hệ thống đô thị, nông thôn; theo hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền, đảo - quần đảo, vùng biển, vùng trời quốc gia…  

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đây là công việc lần đầu tiên chúng ta làm, rất mới, rất khó, chưa có kinh nghiệm, song rất quan trọng và cấp thiết”. Bởi, nó cụ thể hóa trên cơ sở điều chỉnh phù hợp hơn, sát thực hơn trong tình hình mới và hoàn thiện hơn vai trò dẫn dắt, thúc đẩy quá trình vận hành, phát triển tổng thể của quốc gia cho đến những “phân nhánh” các không gian quy hoạch.

Trong đó, với sự chỉn chu, toàn diện, cấu trúc logic chặt chẽ, Dự thảo quy hoạch tổng thể quốc gia giai đoạn 2021-2030 đã thể hiện đúng tầm nhìn, phương hướng phát triển địa phương trong thời gian tới, bao phủ được các nội dung cốt lõi nhất, gồm có: phân vùng, trục tăng trưởng, hành lang kinh tế làm cơ sở để làm các quy hoạch khác như quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành, địa phương; có các kịch bản phát triển và các mục tiêu trong các lãnh vực; cân bằng giữa phát triển kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội/môi trường; bổ sung các vấn đề mới đang là xu hướng phát triển của khu vực - quốc tế như đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và đề xuất danh sách các dự án trọng điểm quốc gia.

Tại khu vực Nam bộ, nhiều chuyên gia quy hoạch đã chỉ ra, việc thiếu vắng một “điều phối” tổng thể đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội vùng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Không có liên kết và phối hợp trong quá trình xây dựng chuỗi sản xuất vùng khiến cho các tỉnh ĐBSCL lâm vào tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Thừa vì địa phương nào cũng mong muốn có cảng, sân bay và đặc biệt là trung tâm về hậu cần logistics. Thiếu là vì không nhìn từ bối cảnh chiến lược chung nên các ý định, kế hoạch, dự án trong thời gian qua đều nhỏ lẻ, mạnh mún và kém hiệu quả.

Phân tích lại 3 lần lập quy hoạch chung TPHCM (các năm 1993, 1998, 2010) và kể cả cấu trúc đô thị đề xuất năm 2020 với lõi “tập trung đa cực”, điểm hạn chế lớn nhất là đã… bỏ quên nguồn lực thực thi các quy hoạch đó, dẫn tới hiện trạng giấc mơ “đa cực” vẫn phát triển nóng, trong khi đó các cực tăng trưởng vẫn tập trung vào khu vực trung tâm 930ha và các vùng ngoại vi của thành phố thì bị “cạnh tranh” trực tiếp từ các địa phương xung quanh.

Đó là lý do sau Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thông qua, các quy hoạch vùng, quy hoạch tích hợp địa phương sắp tới đóng vai trò quan trọng. Ở ĐBSCL là thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được phê duyệt); ở Đông Nam bộ là triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch vùng theo quyết định 463/QĐ-TT; còn với TPHCM là nhanh chóng đấu thầu đơn vị lập đồ án quy hoạch chung và quy hoạch kinh tế xã hội theo hướng tích hợp trong cuối năm nay và đầu năm sau.

Khơi dậy sức mạnh của từng không gian phát triển, trong đó có sức lan tỏa, kết nối, hội tụ trong cùng một mục tiêu phát triển một quốc gia thống nhất, bền vững bằng chính sức mạnh tự cường; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, mỗi địa phương phát huy các thế mạnh nhất của mình - là hằng số giá trị của mọi quy hoạch phát triển.

Theo NGUYỄN QUÂN CÁT (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.