Mở khóa tư duy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 14.1, báo chí phản ánh ít nhất 30 hộ dân tại xã Thiệu Phú, H.Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, bị cán bộ thôn khóa cửa cổng do có người thân về quê ăn tết từ vùng dịch cấp độ 3, 4.

Vài ngày sau, 17.1, chính quyền địa phương tại Thái Bình xác nhận một gia đình ở thôn Cao Bạt Lụ, xã Nam Cao, H.Kiến Xương, có 2 cháu nhỏ trở về từ TP.Hải Phòng vào ngày 9.1, cũng bị khóa trái cửa để “thực hiện cách ly y tế”.

Sau khi báo chí phản ánh, dư luận bức xúc, chính quyền sở tại đã nhanh chóng chỉ đạo… mở khóa cho các hộ dân. Những người đứng đầu chính quyền địa phương, ở cấp xã và cả cấp huyện, sau đó đều giải thích rằng việc khóa trái cửa với các hộ dân đều là do “tự nguyện” dù biết đây là việc “máy móc” và “không nên làm”.

Thế nhưng, việc khóa trái cửa “nhốt” nhiều người dân trong nhà không chỉ là việc không nên làm hay đơn thuần là suy nghĩ máy móc.

Mọi người dân đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú. Đó là điều đã được quy định trong Hiến pháp. Khóa trái cửa nhà dân cho dù vì lý do chống dịch, là vi phạm pháp luật, vi phạm những quyền cơ bản nhất của công dân đã được hiến định.

Kể cả khi người dân “tự nguyện”, thậm chí là tự đề xuất (theo cách chẳng đặng đừng, để không phải đi cách ly tập trung như 2 trường hợp nói trên) đi nữa, thì những cán bộ chính quyền với trình độ, bằng cấp ngày càng cao, cũng phải nhận thức được đó là hành vi phạm pháp.

Nghị quyết của Chính phủ hay hướng dẫn của Bộ Y tế không có nội dung nào hướng dẫn về sự “linh động”, hay “đặc thù” trái pháp luật như cách mà các lãnh đạo này dùng để tự bào chữa.

Nỗi lo bùng dịch từ người dân về quê đón tết dường như đang ám ảnh chính quyền các địa phương khi mấy ngày gần đây người ta chia sẻ cho nhau về các quy định phòng dịch ở quê mình đối với người dân từ xa về. Mỗi nơi một kiểu, mỗi tỉnh một cách. Tỉnh đòi cách ly, tỉnh lại đòi xét nghiệm và có thể sẽ còn những huyện, xã hay thôn sẽ tiếp tục khóa cửa nhà dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khi trả lời chất vấn trước Quốc hội đã khẳng định, rất nhiều nơi hiểu sai chủ trương “mỗi xã, phường, thị trấn là một pháo đài chống dịch”. Bởi vì, theo Thủ tướng, lẽ ra phải lấy đơn vị xã, phường, thị trấn làm nơi tổ chức công việc cho chống dịch, thì nhiều nơi đã hiểu “pháo đài” này như cái lô cốt để vây lại.

Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 đã được ban hành từ hơn 3 tháng trước, khi độ phủ vắc xin chưa như hiện nay. Đó là một bước chuyển đổi về tư duy chống dịch ở cấp cao nhất. Bởi sau 2 năm, chúng ta đã có đủ bài học để nhận ra rằng, vi rút gây đại dịch không phân biệt địa giới hành chính và những hàng rào dây kẽm gai không giúp ngăn chặn vi rút lây lan.

Thế nhưng, ở nhiều địa phương, dù những chiếc khóa sắt khóa trái cửa nhà người dân đã được mở dưới áp lực của dư luận, rất nhiều chiếc khóa trong tư duy của cán bộ, chính quyền vẫn đang cần phải được mở, để người dân cả nước có thể thực sự bước vào một cuộc sống “bình thường mới”.

Theo LÊ HIỆP (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.