Để F0 không lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Diễn biến những tuần qua trong và ngoài nước cho thấy đại dịch Covid-19 còn phức tạp. Để ứng phó với dịch bệnh, bên cạnh ý thức phòng bệnh của người dân, cần sự chuẩn bị kỹ về nhân lực, vật lực của ngành y tế...

Lâu nay hệ thống y tế, từ công đến tư, kể cả nguồn nhân lực thì TP.HCM hùng hậu nhất. Tuy nhiên, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa rồi là liều thuốc thử đối với khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân đối với hệ thống y tế của TP.HCM.

Đại dịch diễn biến nhanh, bất ngờ, đã khiến hệ thống y tế đông và mạnh của TP.HCM chao đảo, làm lộ ra những điểm yếu cần củng cố lại, nhất là y tế cơ sở.

TP.HCM có rất nhiều bệnh viện, trung tâm kỹ thuật cao, chữa được nhiều bệnh khó; và người dân khi có bệnh cũng dồn vào các tuyến trên. Vì vậy, người ta đã “bỏ quên” y tế cơ sở, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, gần dân khi cần, như trận dịch vừa qua.

Dịch Covid-19 ập đến, thời điểm dịch lên đỉnh điểm, số lượng F0 (dương tính Covid-19) quá đông. Với hệ thống y tế cơ sở (trạm y tế, trung tâm y tế) không có đủ trang thiết bị, nhân lực thì quá mỏng, làm sao đáp ứng được với số F0 dồn dập như thế. Khi ấy, nhiều F0 tại nhà gọi y tế không được, tự vào bệnh viện thì không ai nhận, thuốc men không có... Tình thế ấy làm sao không khiến người dân lo lắng?

Với sự hỗ trợ từ trung ương và các địa phương, lập nên các trạm y tế lưu động, đến nhà điều trị, chăm sóc, phát thuốc cho F0... Từ đó cải thiện dần và thành phố bình yên trở lại, bước vào giai đoạn thích ứng an toàn với dịch.

Diễn biến của đại dịch khó lường, không biết khi nào dừng, nên việc chúng ta chọn giải pháp thích ứng an toàn với dịch Covid-19, mở lại các hoạt động, đi lại để hồi phục kinh tế được xã hội đồng thuận.

Mở ra, F0 tăng là dễ hiểu, nhưng điều quan trọng bây giờ ngoài ý thức phòng bệnh của người dân, thì TP.HCM cần chuẩn bị thật tốt cho y tế cơ sở, từ thuốc men, thiết bị, nhân lực..., nhằm đáp ứng hiệu quả phòng chống dịch; giúp người dân an tâm, giúp F0 không trở nặng gây quá tải cho bệnh viện tầng cao.

Bởi hiện nay lượng F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM rất đông (hơn 60.000 ca). Những ngày gần đây, nhiều người dân phản ánh gia đình họ có F0 nhưng gọi y tế phường không được, có nơi gọi được thì nói không còn thuốc. Điều đó khiến người dân nghĩ rằng, y tế cơ sở bắt đầu đuối sức khi F0 gia tăng, nên họ lo lắng.

Sở Y tế vừa trình UBND TP.HCM phương án thí điểm cơ chế cho y tế tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị F0. Đây cũng là phương án tăng cường việc tiếp cận chăm sóc F0 để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo THANH TÙNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.