NÓI THẲNG: Họ xuống tóc vì ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự vô trách nhiệm, thiếu trung thực, không chịu hợp tác của những người trong Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp (TP HCM) cần phải được xử nghiêm.

Nhiều ngày qua, trên các phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh làm nhiều trái tim thổn thức: nụ cười nhân hậu của bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu, công tác tại khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.

Nụ cười ấy gây xúc động xã hội khi bác sĩ sinh năm 1993 này đang cạo đi mái tóc của mình, chuẩn bị chi viện cho tâm dịch Bắc Giang vì như anh nói: "Đi chưa biết ngày nào về"!

Và ngay tối hôm 29-5, bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu cùng hai đồng nghiệp của mình trực chỉ Bắc Giang, tâm dịch của cả nước để giúp đồng bào Bắc Giang chống dịch. Họ được chọn trong danh sách hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đã tình nguyện đăng ký ra tuyến đầu.

Là bác sĩ, Hiệu hiểu rằng anh và các đồng nghiệp đang đi thẳng ra "chiến trường", nơi đang có số ca mắc Covid-19 cao nhất nước, lên đến hơn 2.000 người trong đợt dịch này. Nhìn hình ảnh hàng trăm chiếc xe cấp cứu chớp đèn, hụ còi trong đêm 27-5 trực chỉ xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang để đưa hơn 3.000 công nhân có nguy cơ cao ra khỏi cộng đồng đi cách ly, mới thấy Bắc Giang đang chính là "chiến trường" khốc liệt chống "giặc Covid-19".

Vậy mà, như anh Hiệu tâm sự: "Tôi mong đến ngày có lệnh điều động để bản thân có thể thực hiện được lý tưởng của tuổi trẻ, được cống hiến phần nào sức mình cho cuộc chiến chống đại dịch, sớm trả lại cuộc sống bình yên cho dân. Và hôm nay tôi đã đạt ý nguyện ấy".

Đó là suy nghĩ đẹp, trách nhiệm của chàng trai trẻ!

Không chỉ có Hiệu và các đồng nghiệp của Hiệu, rất nhiều bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước đang căng mình chống dịch ở tuyến đầu. Họ phải làm việc xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm trong bộ đồ bảo hộ y tế kín mít, với rất nhiều áp lực. Chỉ mang khẩu trang thôi chúng ta đã thấy khó chịu, huống chi mang bộ đồ ấy suốt đêm để làm một việc rất dễ lây nhiễm (thực tế đã có 4 nhân viên y tế ở Bắc Giang được xác định bị lây nhiễm COVID-19 khi làm nhiệm vụ chống dịch). Những hình ảnh nhân viên y tế cùng các đồng nghiệp lấy 28.000 mẫu xét nghiệm cho công nhân khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh bị kiệt sức trong ngày 22-5 khiến nhiều người xúc động. Họ đã làm việc hơn 20 tiếng đồng hồ trong thời tiết nóng bức, mồ hôi ướt đẫm.

Đâu xa, ngay tại TP HCM, ngay trong đêm 28-5, các nhân viên y tế cũng làm việc xuyên đêm để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm hơn 700 công nhân Công ty Cổ phần Thiết bị Nhà bếp Vina trong khu công nghiệp Tân Bình; hơn 50.000 dân ở phường 15, quận Gò Vấp.

Và, bắt đầu tư hôm nay 31-5, theo chỉ đạo của người đứng đầu chính quyền TP HCM, đội ngũ y bác sĩ của TP phải khẩn trương lấy mẫu và xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng với 50.000 mẫu/ngày. Một khối lượng công việc khổng lồ, vắt kiệt sức bất kỳ ai!

Họ phải căng mình ra chống dịch vì ai? Vì dân, vì cuộc sống bình yên cho cộng đồng. Đó là lẽ đương nhiên, là thực hiện lời thề trước nhân dân: Phải chiến thắng đại dịch!

Nhưng, họ phải "xuống tóc" đi thẳng ra "chiến trường", phải hy sinh những niềm vui riêng của mình, hy sinh khoảng thời gian dành cho gia đình... chính là vì những người vô trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, làm lây lan dịch bệnh.

Vợ chồng ông giám đốc Hacinco (Hà Nội) mắc Covid-19 khai báo y tế không trung thực, làm lây lan dịch cho cộng đồng, hàng ngàn người ở Hà Nội bị cách ly, phải trả giá và cần bị lên án. Sự vô trách nhiệm, thiếu trung thực, không chịu hợp tác của những người trong Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp (TP HCM), làm hơn 100 người mắc Covid-19, gần 50.000 người phải lấy mẫu xét nghiệm, cách ly, làm lây lan dịch bệnh ra nhiều tỉnh thành khác.

Những hành vi như vậy cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, trừng phạt đến nơi đến chốn.

Cuộc sống muôn mặt. Có thiên thần và ác quỷ. Thiên thần luôn chiến thắng ác quỷ, bởi họ hướng thiện và sống có trách nhiệm với cộng đồng bằng những trái tim nhân ái.

Nụ cười thiên thần của bác sĩ trẻ đã gửi thông điệp cảnh báo chúng ta phải cảnh giác trước đại dịch, phải có trách nhiệm với cộng đồng.

Và, những ai đang coi thường sinh mạng của mình, của cộng đồng thì hãy nhìn vào đó để hành xử cho đúng với một công dân sống có trách nhiệm. Đừng để chỉ vì một số người thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm mà cả xã hội phải gánh chịu.

 

Bài: Lưu Nhi Dũ; đồ họa: Nguyên Lâm
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.