Nút bấm điện tử và khoản tiết kiệm 9.900 tỉ đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chi phí tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia là hơn 8.100 tỉ đồng/năm.

Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD đánh giá cao hơn: Các hệ thống thông tin do Văn phòng Chính phủ chủ trì triển khai được đưa vào vận hành giúp tiết kiệm chi phí xã hội ước tính trên 9.900 tỉ đồng/năm và nhận được phản hồi tích cực của xã hội.

8.100 tỉ đồng và 9.900 tỉ đồng/năm? Không nhầm. Đó là con số khổng lồ tiết kiệm được khi vận hành số hoá, phát triển Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP trong 2 năm qua.

Nên nhớ, thu ngân sách của 4 tỉnh là Hoà Bình, Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang trong năm 2020 cộng vào cũng chỉ khoảng 9.000 tỉ đồng.

Hàng loạt những con số khác được công bố hôm qua cũng ấn tượng không kém: Từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khai trương (ngày 9.12.2019) với 8 dịch vụ công ban đầu, đến ngày 8.3.2021 đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.800 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468.000 tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 940.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 67.000 giao dịch thanh toán điện tử (tổng số tiền hơn 26,7 tỉ đồng) trên Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 53.000 cuộc gọi, hơn 10.000 phản ánh, kiến nghị…

Tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm là điều rất cần trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn vì COVID-19. Hay, bình luận ngắn gọn nhưng đầy đủ của Cổng thông tin điện tử Chính phủ: “Giá trị nghìn tỉ từ nút bấm điện tử”.

Nhưng tiền cũng chỉ là một chuyện, điều quan trọng là khi triển khai chính phủ điện tử, áp dụng công nghệ vào chỉ đạo, điều hành, giải quyết thủ tục đã mang lại những thuận lợi không ngờ cho người dân. Thay vì phải mệt mỏi chờ đợi hàng giờ, đi hàng chục km để xin xác nhận một thứ giấy tờ, hay làm một thủ tục liên quan đến cá nhân thì người dân ở nhiều địa phương có thể ngồi ở nhà, dùng điện thoại để làm tất cả những việc đó.

Ở chiều ngược lại, các cơ quan, tổ chức chính quyền cũng không phải tổ chức một lực lượng xử lý công văn giấy tờ hàng ngày. Những công việc đã từng tồn tại và tưởng chừng không thể thiếu ấy bây giờ chỉ cần một cái nút bấm, một cái click chuột máy tính.

Những lợi ích ấy còn lớn hơn rất nhiều con số hàng nghìn tỉ đồng đưa ra hôm qua. “Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc cụ thể” là quan điểm được quán triệt trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian qua.

Bắt đầu từ những việc cụ thể của dân, lấy người dân làm trung tâm, lấy công nghệ thông tin làm công cụ thì Việt Nam sẽ càng tiến nhanh, tiến xa bằng nội lực và bằng những khoản tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng từ nút bấm điện tử.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nut-bam-dien-tu-va-khoan-tiet-kiem-9900-ti-dongnam-887833.ldo

Theo Hoàng Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam