Cứu hộ cứu nạn cần chuyên nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Cần lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp, trang thiết bị phù hợp" - đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 10.

Nhìn lại công tác phòng chống thiên tai thời gian qua, nhất là đợt thiên tai "dị thường, bất thường" vừa qua ở miền Trung, một lãnh đạo của Bộ NN-PTNT cho rằng các lực lượng công an, quân đội đã tham gia rất tích cực nhưng điều cần hơn là một lực lượng chuyên nghiệp, trang thiết bị phù hợp với mọi điều kiện cần thiết. Bởi theo vị lãnh đạo này, thời gian vừa qua đã xảy ra những trường hợp là không có phương tiện nào để nhanh chóng vào hiện trường ứng cứu.

Cách nhìn nhận và đề xuất của vị lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng là ý kiến của nhiều người khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng do thiên tai gây ra thời gian qua. Trong đó, đặc biệt là các vụ sạt lở đất ở miền Trung do mưa bão, lũ lụt. Cho dù công tác cứu hộ, cứu nạn đã được triển khai khẩn trương nhất cũng như huy động các lực lượng hiện có, song rất khó khăn để tiếp cận các nơi bị nạn để tìm kiếm người mất tích, cứu người.

Hiện có cơ quan chuyên trách về công tác cứu hộ cứu nạn ở trung ương là Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, cơ quan trực thuộc Chính phủ này là một lực lượng liên ngành, hiện chưa có lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn chuyên trách trực thuộc. Các lực lượng này nằm ở các bộ như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… Và ngay cả lực lượng trực thuộc các bộ này cũng có những chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt riêng, chưa đủ lực lượng, phương tiện và nhất là được đào tạo chuyên sâu về công tác cứu hộ cứu nạn để có thể làm nhiệm vụ trong mọi sự cố do thiên tai hay các sự cố nghiêm trọng khác. Khi xảy ra các sự cố, như các vụ sạt lở đất trong mưa lũ lịch sử mới đây ở miền Trung, lực lượng nòng cốt để làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn là quân đội và công an, vốn không phải là những lực lượng chuyên nghiệp trong công tác này. Thực tế, nhiều sự cố khác thời gian qua cũng cho thấy có không ít khó khăn khi thiếu vắng lực lượng chuyên nghiệp cùng trang thiết bị chuyên dụng làm công tác cứu hộ cứu nạn.

Cứu hộ cứu nạn là một công tác quan trọng trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia lập hẳn một cơ quan ngang bộ chuyên trách cùng lực lượng chuyên nghiệp trực thuộc. Ngày nay, trước diễn biến phức tạp, khó lường do biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão tố, lũ lụt, hỏa hạn do khô hạn… cùng các công trình, tòa nhà, phương tiện mà khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới những thảm họa nghiêm trọng.

Cứu người như cứu hỏa, vì thế một lực lượng chuyên nghiệp, chuyên trách cùng phương tiện chuyên dụng chắc chắn sẽ ứng phó và tiến hành nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khẩn trương, hiệu quả hơn so với việc huy động các lực lượng liên ngành. Chúng ta trên cơ sở Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nên đầu tư để đơn vị trở thành cơ quan chuyên trách với đầy đủ lực lượng và trang thiết bị trực thuộc.

Theo PHẠM DƯƠNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.