Chính quyền ở đâu mà để cả 'làng biệt thự' xây trái phép ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phản hồi về loạt bài viết "Làng biệt thự" xây dựng trái phép dưới chân núi Voi, bạn đọc đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan, đồng thời phải cưỡng chế tháo dỡ không cho tồn tại những công trình trái phép này.  

Toàn cảnh “làng biệt thự” xây trái phép dưới chân núi Voi ẢNH: LÂM VIÊN
Toàn cảnh “làng biệt thự” xây trái phép dưới chân núi Voi ẢNH: LÂM VIÊN
Như Thanh Niên đã thông tin, tại tiểu khu (TK) 268, thuộc thôn Định An, xã Hiệp An, H.Đức Trọng (Lâm Đồng), sát cạnh Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm có một “làng biệt thự” kiểu dáng nhà sàn đang đua nhau mọc lên. Trước đó, vào tháng 5.2019, nơi đây vẫn là rừng và rẫy cà phê, chỉ có vài căn chòi canh rẫy cà phê của đồng bào dân tộc. Được biết, hơn 50 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất rừng, hiện nay thuộc dự án của Công ty CP du lịch sinh thái Phương Nam (Đà Lạt). Công ty này đã nhiều lần gửi đơn đến chính quyền các cấp kêu cứu vì xảy ra tình trạng lấn chiếm, mua bán đất thuộc dự án để xây dựng nhà trái phép trên diện tích khoảng 45 ha. Trong văn bản báo cáo của UBND xã Hiệp An ngày 2.10.2020 ghi rõ: “Qua kiểm tra tại khoảnh 3, khoảnh 6, TK 268, thuộc đất dự án của Công ty CP du lịch sinh thái Phương Nam xảy ra việc tác động, san gạt mặt bằng và xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp, các trường hợp vi phạm đã tự ý lắp đặt hệ thống điện trung thế dẫn từ hướng TP.Đà Lạt nhằm phục vụ các công trình vi phạm, ngoài ra hệ thống đường mòn trước đây đã được cải tạo mở rộng trung bình 4 m”.
Một làng chứ đâu phải con kiến mà không thấy !
Bạn đọc (BĐ) bức xúc cho rằng việc hơn 50 ngôi nhà xây dựng không phép diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, tại khu vực không phải vùng sâu vùng xa mà chính quyền không hay biết thì quả là “chuyện quá bi hài”. “Buồn thay cả một làng biệt thự xây lên, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng đến khi báo chí vào cuộc thì mới có động tĩnh giải quyết. Nếu làm không dứt điểm sẽ như công trình của bà Nữ tại TP.Phan Thiết”, BĐ Thái ý kiến.
* Tui xây nhà vừa làm móng là đã có người tới hỏi, còn ở đây xây nhà tàng hình nên không ai thấy.
Truong Bui
Tương tự, BĐ Quoc Tam bức xúc: “Nguyên cả làng nằm chình ình ra đó giờ chính quyền mới “hỏa tốc kiểm tra”. Chuyện nực cười”. Trong khi đó, BĐ Thuy An thẳng thắn: “Vì sao chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý triệt để ngay từ đầu mà để họ phá rừng, san đất xây xong hết thì mới biết đến. Quản lý quá yếu kém!”.
“Để xảy ra vụ việc như thế này thì trách nhiệm đầu tiên là của chính quyền địa phương. Cả một làng biệt thự chứ đâu phải con kiến mà các anh không nghe, không thấy, không biết. Cái này do quản lý yếu kém hay còn vấn đề gì nữa? Mong cơ quan chức năng điều tra làm rõ!”, BĐ Đức Minh viết.
Phải cương quyết phá dỡ
Nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng phải cương quyết cưỡng chế phá dỡ những công trình xây trái phép này, đồng thời quy rõ trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị liên quan. “Phải xử lý thật nghiêm, không thể phạt rồi cho tồn tại. Nếu không cương quyết thì sẽ lại có nhiều trường hợp như thế này xảy ra”, BĐ Duc Canh ý kiến.
* Sự việc xảy ra từ lâu mà đến bây giờ mới có chỉ đạo. Sự vô trách nhiệm của chính quyền địa phương là nguyên nhân dẫn tới mọi cái sai.     
Quoc Khanh
* Trách nhiệm của các cơ quan chính quyền là không thể chối cãi.    
Xuân Sơn 
Tương tự, BĐ Tiểu Quyên viết: “Không cho tồn tại hay hợp thức hóa công trình trái phép dưới bất cứ hình thức nào mà phải kiên quyết phá bỏ trả lại nguyên trạng. Đồng thời, phải truy cứu trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị quản lý đã để xảy ra tình trạng này, kể cả xử lý hình sự mới đủ sức răn đe”.
“Tình trạng xây lụi ở thắng cảnh quốc gia hồ Tuyền Lâm từng khiến dư luận rất bất bình. Các cơ quan chức năng Đà Lạt và Lâm Đồng sau đó cương quyết thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ công trình không phép. Với cái làng biệt thự không phép này đề nghị chính quyền cũng phải kiên quyết phá dỡ và truy cứu trách nhiệm của những người liên quan”, BĐ Văn Dũng kiến nghị.
Theo Đ.Huân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.