Nhóm lợi ích nào đã đẩy giá thịt lợn chỉ rẻ trên tivi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơn sốt nóng giá thịt lợn không những không giảm mà thậm chí liên tục lập đỉnh, liên tục tăng cao chót vót, lập kỷ lục chưa từng có trong lịch sử ngành chăn nuôi. Và hôm qua, dấu hiệu nguy hiểm đã xuất hiện với cảnh “thịt lợn ế”.

 

Chị A, lần thứ 2 trong tuần tới chợ. Và lần thứ 2 lắc đầu khi đứng trước phản thịt. Giá đã tăng gấp đôi. Tăng phi mã. Tăng đến không tưởng tượng nổi. Một trăm nghìn đồng trước mua được 5 lạng, giờ chỉ còn chưa tới 3 lạng. Và trong hoàn cảnh lương vẫn đang chỉ còn 70% do ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19.

Hôm qua, báo chí ghi nhận một câu chuyện lạ mà không lạ: Các phản thịt ế ở khắp các chợ. Lạ, vì khan hàng, vì cung vượt cầu khiến giá thịt tăng rất cao mà thịt ngoài chợ lại ế. Không lạ ở cái sự ế, vì giá thịt lợn đã vượt mức chịu đựng của người dân, dẫu thịt lợn vẫn là loại thực phẩm chiếm 70% cơ cấu bữa ăn của người Việt.

Ế ẩm, vì giá cao, vì ít người dám mua, trong khi người bán cũng không thể giảm giá vì giá móc hàm nhập từ chợ đầu mối vẫn rất cao, vì giá thịt lợn hơi đã ở mức không tưởng: Vượt con số 100.000 đồng/kg.

Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần đề nghị các bộ, ngành có biện pháp để giảm giá thịt lợn hơi về 60 nghìn đồng/kg. Thậm chí, Thủ tướng còn thẳng thắn đặt vấn đề: Người chăn nuôi có hưởng không hay chỉ một bộ phận được hưởng lợi.

Rõ ràng Chính phủ quan tâm đến lợi ích của nông dân. Rõ ràng Chính phủ nhìn thấy sự bất cập trong cơn sốt giá thịt lợn kéo dài nhiều tháng qua.

Câu chuyện giá thịt lợn hôm nay vừa được chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đặt một câu hỏi “lợi ích nhóm”, rằng: “Tại sao Bộ NNPTNT lúc đầu không muốn cho nhập khẩu thịt lợn? Có phải đằng sau bộ này có lợi ích nhóm từ các công ty chăn nuôi lớn?”.

Việc các DN chăn nuôi lớn đang độc quyền con giống, việc khâu phân phối toàn bộ nằm trong tay thương lái đã được nói đến quá nhiều. Và giờ, đã đến lúc cần làm rõ nó đang bị chi phối, trục lợi thế nào, giật giây, thậm chí vô hiệu hóa quản lý nhà nước ra sao.

Bởi lợi ích nhóm, nếu có hẳn nhiên phải rất ác khi ăn chặn trên mồ hôi nước mắt của người chăn nuôi; hẳn nhiên phải rất nhẫn tâm khi trục lợi trên bữa cơm mỗi gia đình, vốn đã ít ỏi do ảnh hưởng từ dịch bệnh.

 Càng chỉ đạo, giá càng sốt, càng lập kỷ lục, đó là một thực tế mà không một người dân nào có thể hiểu nổi, chịu nổi. Và khi dân đã nói đến “Giá lợn trên tivi” - thì đó một câu chuyện buồn nhưng không hề là câu chuyện đùa. Bởi trong đó, có thái độ của dân.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nhom-loi-ich-nao-da-day-gia-thit-lon-chi-re-tren-tivi-807880.ldo

Theo Đào Tuấn  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.