Người phụ nữ Việt lọt vào danh sách 21 nhân vật truyền cảm hứng ở Hungary

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tiến sỹ Phan Bích Thiện vừa trở thành phụ nữ người nước ngoài duy nhất có mặt trong số 21 nhân vật của cuốn sách “Thế kỷ 21 - Sứ mệnh 21 người phụ nữ”.
Tiến sỹ Phan Bích Thiện (áo dài vàng) và tác giả cuốn sách “Thế kỷ 21-Sứ mệnh 21 người phụ nữ” - nhà văn, nhà báo Szabó Attila Zoltan (ngoài cùng bên trái) cùng một số nhân vật trong buổi ra mắt sách 21 người phụ nữ truyền cảm hứng ở Hungary. (Nguồn: Vietnam+)

Tiến sỹ Phan Bích Thiện (áo dài vàng) và tác giả cuốn sách “Thế kỷ 21-Sứ mệnh 21 người phụ nữ” - nhà văn, nhà báo Szabó Attila Zoltan (ngoài cùng bên trái) cùng một số nhân vật trong buổi ra mắt sách 21 người phụ nữ truyền cảm hứng ở Hungary. (Nguồn: Vietnam+)

Tiến sỹ Phan Bích Thiện, một phụ nữ người Việt định cư ở Hungary vừa trở thành phụ nữ người nước ngoài duy nhất có mặt trong số 21 nhân vật của cuốn sách “Thế kỷ 21 - Sứ mệnh 21 người phụ nữ”.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, đây là cuốn sách viết về 21 người phụ nữ của Hungary có những đóng góp đặc biệt trên các lĩnh vực từ khoa học, xã hội, kinh tế, nghệ thuật đến thể thao…

Cuốn sách là những câu chuyện về cuộc đời và động lực phấn đấu của họ qua cuộc trò chuyện của nhà văn, nhà báo Szabó Attila Zoltan với những người phụ nữ này.

Đó là nữ kiện tướng cờ nổi tiếng thế giới đầu tiên của Hungary Krizsán Edith; nữ vận động viên lập kỷ lục lặn sâu nhất thế giới Korok Fatima; ca sỹ nổi tiếng Csepregi Éva; nữ giáo sư đầu tiên của Hungary chuyên ngành tai, mũi, họng và hệ thần kinh cân bằng - Giáo sư, Tiến sỹ Szirmai Ágnes; nữ giám đốc thương hiệu xe ôtô Alfa Romeo; nữ vận động viên người khuyết tật đoạt huy chương Paralympic hay bà Gizella 107 tuổi và một số nhân vật khác.

Đặc biệt, Tiến sỹ Phan Bích Thiện đã được tác giả cuốn sách mời viết tựa đề cho cuốn sách về phụ nữ ở thế kỷ 21 này.

Tác giả đã khắc họa Tiến sỹ Thiện như một điển hình cho sự kết nối giữa Việt Nam và Hungary, giữa châu Á và châu Âu, của sự cống hiến không mệt mỏi cho việc quảng bá văn hóa Việt Nam trong xã hội Hungary.

Tác giả Szabó Attila Zoltan rất vui mừng khi đã giới thiệu được tới bạn đọc những đóng góp đặc biệt của 21 người phụ nữ truyền cảm hứng này.

Ông chia sẻ chị Phan Bích Thiện là người luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân và vai trò cầu nối của chị Phan Bích Thiện đã giúp cho người dân Hungary gần gũi và hiểu thêm nhiều về Việt Nam.

Phát biểu tại buổi ra mắt sách vào trung tuần tháng Chín này, Đại biện Đại Sứ quán Việt Nam tại Hungary, ông Lê Trọng Hà, đánh giá cao sự kiện ý nghĩa này và khẳng định rằng đây là một minh chứng cho việc hội nhập rất tốt của Tiến sỹ Phan Bích Thiện nói riêng và cộng đồng người Việt ở Hungary nói chung. Những điều này sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình hoàn thiện thủ tục để người Việt Nam tại Hungary được công nhận là dân tộc thiểu số mà cơ quan đại diện và Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary đang nỗ lực thực hiện.

Về phần mình, chị Phan Bích Thiện chia sẻ niềm vinh dự khi được có mặt cùng những người phụ nữ truyền cảm hứng của Hungary.

Theo chị Thiện, họ là những mảnh ghép rất đẹp của cuộc đời, đang đóng góp hàng ngày sức lực, trí tuệ và nhiệt huyết của mình cho sự phát triển của xã hội, là động lực cho mọi người vượt qua những khó khăn trong, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Đặc biệt cảm động khi nghe chị Thiện chia sẻ về tình hình bão lụt và những khó khăn mà người dân Việt Nam đang phải gánh chịu, tác giả và Ban tổ chức đã nhất trí chuyển toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sách tại buổi ra mắt là gần 300.000 Forint (tương đương 21 triệu VND) ủng hộ cho bà con đang cần trợ giúp ở Việt Nam.

Đại biện Lê Trọng Hà đã cám ơn tấm lòng của bạn đọc người Hungary dành cho nhân dân Việt Nam.

Theo Phương Hoa (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

"Cho đi là còn mãi" hay "cho đi là nhận lại nụ cười" chính là châm ngôn sống của Nguyễn Thị Thương, cô gái 24 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối. Với Thương, liều thuốc tốt nhất chính là nhận lại nụ cười từ những hoàn cảnh khó khăn được cô giúp đỡ.
Lan tỏa những giá trị nhân văn

Lan tỏa những giá trị nhân văn

Gần 2 tuần trôi qua từ sau khi 7 “người hùng” lao vào cứu người trong vụ tai nạn giao thông trên cầu Phú Mỹ ngày 8-8, nhưng câu chuyện truyền cảm hứng này và việc biểu dương những người dũng cảm lao vào cứu người bên lằn ranh sinh tử vẫn tiếp tục lan tỏa.
Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

Lớp thư pháp đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật

(GLO)- Lớp học có tên là “Thư pháp An Yên” dành cho các em nhỏ tại Trung tâm Phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật An Yên (TP. Pleiku). Dù bị câm điếc, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, song khi tham gia lớp học, nhiều em đã bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với nghệ thuật thư pháp.
Đêm nhạc “Cho đi là còn mãi”: Kết nối yêu thương

Đêm nhạc “Cho đi là còn mãi”: Kết nối yêu thương

(GLO)- Với mục đích kêu gọi kinh phí giúp đỡ 5 em thiếu nhi mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đak Đoa, tối 2-8, chị Đông Lại-Chủ nhà hàng Phước Lâm Viên, anh Lê Xuân Sáng-Chủ Babershop Xuân Sáng Đak Đoa kết nối với nhạc sĩ Tô Hiếu (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức đêm nhạc gây quỹ với chủ đề “Cho đi là còn mãi”.