Bỏ mặc nữ sinh: Xe bạc tỉ, đạo đức 1 xu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tài xế chiếc xe sang giá bạc tỷ Range Rover đâm nữ sinh bỏ chạy hôm 7/12 vẫn trốn biệt. Nhiều vụ việc đau lòng tương tự đã xảy ra, đặt ra cảnh báo về tình trạng đạo đức khi lái xe đang xuống cấp nghiêm trọng.

 
 Bỏ rơi nữ sinh, xe bạc tỷ, đạo đức một xu
Bỏ rơi nữ sinh, xe bạc tỷ, đạo đức một xu



Vụ tài xế xe Range Rover đâm nữ sinh rồi bỏ mặc, chạy trốn không phải là hiếm gặp ở Việt Nam. Trong mọi trường hợp, dư luận luôn phẫn nộ lên án mạnh mẽ lương tâm, đạo đức, cách hành xử của những lái xe như vậy. Có thể, trong phút hoảng loạn, tâm trí rối bời, có những tài xế đã không đủ bình tĩnh để đối diện sự thật, nhận ngay trách nhiệm nhưng cũng có tài xế sau vài ngày suy nghĩ, vẫn đến cơ quan đầu thú.

Thế nhưng ở vụ việc vừa qua, đã 1 tuần, tài xế lái chiếc Range Rover gây tai nạn nghiêm trọng vẫn ẩn mình thoái thác trách nhiệm, mặc cho cộng đồng chỉ trích, thách thức lực lượng chức năng truy tìm.

Loại trừ những yếu tố gắn với từng cá nhân, có lẽ, một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là câu chuyện đạo đức lái xe đã không được chú trọng đúng mức ngay ở khâu học lái, cấp bằng.

Trước tiên, phải thấy rằng, trong chương trình đào tạo lái xe từ hạng B2 trở lên hiện nay đều có nội dung đào tạo về đạo đức người lái xe. Đây là một nội dung rất quan trọng, bên cạnh tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm lái xe.

Thiếu yếu tố này, người lái xe không thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả mà có khi còn gây hại cho mình và gây hại cho người khác. Vụ việc trên là một ví dụ rất điển hình về đạo đức của người lái xe.

Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng đạo đức người lái xe hiện nay rất hạn chế. Hiện, Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa ban hành nội dung chương trình chi tiết đào tạo, bồi dưỡng đạo đức của người lái xe. Các trung tâm đào tạo lái xe “tự biên, tự diễn” với lĩnh vực này.


 

Đạo đức lái xe đã bj buông lỏng
Đạo đức lái xe đã bj buông lỏng



Bản thân tôi đã tham gia khóa đào tạo lái xe và cũng được bồi dưỡng về nội dung này này nhưng nhận thấy, những gì được học không ăn nhập gì đến đạo đức của người lái xe. Đáng chú ý là giáo viên có kỹ năng sư phạm kém, nội dung truyền tải kém thuyết phục, thái độ học tập của học viên cũng thiếu nghiêm túc…

Mặt khác, một số học viên học lái xe hiện nay chỉ chú ý tập lái, hoàn thiện kỹ năng lái xe mà không chú ý học đạo đức người lái xe, lý thuyết Luật giao thông đường bộ.

Thậm chí, một số học viên được tiếp tay của các cán bộ trung tâm được “lo” đậu phần lý thuyết, các nội dung kiểm tra chứng chỉ nghề, trong đó có đạo đức người lái xe cũng bị xem nhẹ, cho qua nhưng cuối cùng vẫn được cấp chứng chỉ. Thực tế, học viên chỉ cần “bồi dưỡng” cho cán bộ trung tâm khoảng 2 triệu đồng là đã đảm bảo đậu lý thuyết và các chứng chỉ nghề.

Những lỗ hổng lớn trong dạy lái xe hiện nay chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hành vi ứng xử thiếu hiểu biết, thậm chí là văn hóa tồi của người lái xe.

Phổ biến là việc vi phạm luật giao thông đường bộ, rồi đến những tình huống tranh giành lấn làn, đi đường không nhường nhịn, hành xử bạo lực khi va chạm giao thông và đỉnh cao gây bức xúc dư luận hiện nay là hành vi gây tai nạn nhưng trốn chạy, không cứu chữa cho nạn nhân...

Sở hữu một chiếc ô tô giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn trước. Rất nhiều người dân mua xe ôtô và mặc nhiên trở thành người lái xe, nhưng lại thiếu những hiểu biết, nguyên tắc ứng xử như một người lái xe có đạo đức.

Họ là những tài xế không chuyên, lái xe của mình phục vụ nhu cầu của bản thân, gia đình… Việc tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm trên các diễn đàn về thường không chịu áp lực "giữ nghề" nên khía cạnh đạo đức bị buông lỏng.

Tuy nhiên, những người lái xe chuyên nghiệp làm nghề vận tải hành khách, hàng hóa, lái xe thuê… hầu hết lại đều chú trọng vấn đề đạo đức, kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi trong quá trình làm việc để có thể tồn tại với nghề. Họ cũng thường xuyên tham gia vào những hội đoàn nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm, cách xử lý tình huống, đạo đức khi lái xe… trên nhiều diễn đàn của kênh VOV, mạng xã hội... góp phần xây dựng văn hóa lái xe an toàn, thượng tôn pháp luật.

Vậy, chúng ta cần giải quyết vấn đề đạo đức khi lái xe hiện nay như thế nào?

 Điều quan trọng nhất là cần phải nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, trong đó cần chú trọng xây dựng nội dung, chương trình đào tạo đạo đức của người lái xe, tổ chức đào tạo bồi dưỡng một cách nghiêm túc, hạn chế tối đa hành vi tiêu cực trong đào tạo lái xe để bất kỳ người nào được cấp giấy phép lái xe cũng đạt chuẩn, trong đó có chuẩn về đạo đức.

Mặt khác, cần phải xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ để uốn nắn hành vi, thái độ, nâng cao nhận thức, rèn luyện đạo đức của người lái xe, giữ an toàn cho mình và cho người khác.

Nữ sinh bị tai nạn
Nữ sinh bị tai nạn

Khoảng 23:30 ngày 07/12/2018, nữ sinh Trần Thị Minh Trang (sinh năm 1999, sinh viên Đại học Mở Hà Nội) đang trên đường đi làm thêm về nhà đến ngã tư Bà Triệu – Trần Nhân Tông (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã bị một chiếc xe Range Rover màu trắng vượt đèn đỏ tông vào người. Cú tông mạnh đã làm cho nữ sinh Trang bị dập não, gãy đùi, đa chấn thương. Tài xế đã bỏ chạy khỏi hiện trường bỏ mặc nạn nhân nằm bất tỉnh trong vũng máu.



TS Đoàn Văn Báu (Chuyên gia tâm lý học tội phạm)

Theo VIE

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam