Xác minh tài sản 11 cá nhân liên quan vụ án tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơ quan điều tra đề nghị tỉnh Lâm Đồng cung cấp thông tin về các bất động sản, nhà máy, tài sản.... và tạm dừng giao dịch tài sản đối với 11 người liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Ngày 30-6, nguồn tin cho biết các sở, ngành và địa phương của tỉnh Lâm Đồng đang xác minh để cung cấp thông tin liên quan đến 11 cá nhân theo đề nghị của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục Cảnh sát Kinh tế) thuộc Bộ Công an.

6 trong số 11 cá nhân mà Cục Cảnh sát kinh tế đề nghị làm rõ tài sản (từ trái qua, trên xuống): Lê Quang Thung, Huỳnh Trung Trực, Phạm Văn Thành Nguyễn Thị Gái, Nguyễn Công Tài, Nguyễn Trọng Cảnh. Ảnh: Bộ Công an.

6 trong số 11 cá nhân mà Cục Cảnh sát kinh tế đề nghị làm rõ tài sản (từ trái qua, trên xuống): Lê Quang Thung, Huỳnh Trung Trực, Phạm Văn Thành Nguyễn Thị Gái, Nguyễn Công Tài, Nguyễn Trọng Cảnh. Ảnh: Bộ Công an.

Việc này là để phục vụ điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Ria - Vũng Tàu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Vụ án này đã được khởi tố theo quyết định ngày 23-5 và quyết định bổ sung ngày 28-5 của Cục Cảnh sát Kinh tế.

11 cá nhân nêu trên gồm: Lê Quang Thung (nguyên Tổng Giám đốc, cựu Quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam); Huỳnh Trung Trực (cựu Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn); Phạm Văn Thành (cựu Trưởng Ban Kế hoạch đầu tư Tập đoàn); Nguyễn Trọng Cảnh (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cao su Bà Rịa - Vũng Tàu); Nguyễn Công Tài (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Cao su Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Thị Gái (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai); Nguyễn Thành Châu (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Đồng Nai); Lê Y Linh (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Tín), Đặng Phước Dừa (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thương mại Việt Tín); Đoàn Ngọc Phương và Khương Thanh Tùng.

Cơ quan điều tra đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu về bất động sản, dự án, nhà máy, cơ sở sản xuất… đứng tên 11 cá nhân này; đồng thời tạm dừng giao dịch đối với các tài sản, bất động sản nêu trên (nếu có).

Trước đó ngày 23-5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa - Vũng Tàu và các đơn vị liên quan đến các sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP HCM.

Đồng thời cơ quan này cũng ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét đối với 9 trong 11 cá nhân (trừ Đoàn Ngọc Phương và Khương Thanh Tùng) đề điều tra vụ án về tội danh trên.

Riêng hai cá nhân gồm Đoàn Ngọc Phương (Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Bộ Tài nguyên và Môi trường) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Nhận hối lộ"; Khương Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định giá Thăng Long) bị bắt giam và khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null