Đề cử sách tham gia Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giải thưởng Sách Quốc gia được tổ chức và trao giải hàng năm do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, Hội Xuất bản Việt Nam, Cục Xuất bản, In và Phát hành là cơ quan trực tiếp thực hiện.

Một trong những điểm mới của Giải thưởng năm nay là Ban tổ chức đã xây dựng nền tảng mời bạn đọc tham gia đề cử sách dự giải, nhằm kịp thời phát hiện, tôn vinh những cuốn sách, bộ sách có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ; có tác động mạnh mẽ đến cộng đồng hoặc đóng góp sâu rộng về chuyên môn.

Theo đó, bạn đọc cả nước có thể đề cử sách tham gia Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII trên Cổng Thông tin điện tử của Hội Xuất bản Việt Nam và trang thông tin về Giải thưởng tại địa chỉ: http://hoixuatban.vn/awards/gioi-thieu.

Yêu cầu đối với sách được đề cử là: Sách viết bằng tiếng Việt, sách dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và sách chuyển ngữ Hán - Nôm hoặc từ tiếng dân tộc ít người sang tiếng Việt. Sách được lựa chọn xét giải phải bảo đảm thực hiện đúng quy định pháp luật về xuất bản, sở hữu trí tuệ và các quy định có liên quan.

Sách được xuất bản bằng tiếng Việt và đã được Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận nộp lưu chiểu trong khoảng thời gian từ ngày 1/11/2022 đến ngày 31/10/2023 (thông tin ghi tại trang xi nhê sách).

Đối với bộ sách nhiều tập có nội dung liên tục và kết nối với nhau chỉ được tham dự xét giải khi đã xuất bản trọn bộ, trong đó, tập cuối của bộ sách nộp lưu chiểu đến ngày 31/10/2023; cả bộ sách được tính là một tên sách. Với bộ sách xuất bản theo chủ đề, các tập có nội dung độc lập, hoàn chỉnh, mỗi tập được tính là một tên sách riêng biệt, được tham gia xét giải.

Sách dự xét giải bao gồm sách in truyền thống và sách điện tử được xuất bản lần đầu hoặc tái bản (chưa được xét giải), thuộc các thể loại: Sách chính trị, kinh tế; sách khoa học tự nhiên và công nghệ; sách khoa học xã hội và nhân văn; sách văn hóa, văn học và nghệ thuật; sách thiếu nhi.

Sách dự xét giải phải đạt yêu cầu về trình bày, minh họa đẹp, kỹ thuật in đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, không có sai sót về hình thức trình bày sách.

Những tác phẩm, công trình đã được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước; sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh không tham dự Giải thưởng này.

Bạn đọc tham gia cần điền đầy đủ thông tin về người đề cử (họ tên; địa chỉ; căn cước công dân; số điện thoại, email), cũng như thông tin về sách đề cử (tên sách; tên tác giả/dịch giả; tên nhà xuất bản; thời gian xuất bản theo thời gian nộp lưu chiểu được in trên trang xi nhê của sách; tóm tắt nội dung sách và đánh giá về cuốn sách không quá 150 từ)...

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".