Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển - Bài 2: Những hòn ngọc giữa trùng khơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trường Sa có những đảo nổi, đảo chìm. Không biết ai đặt tên tự bao giờ, chỉ nghe thôi đã rất ấn tượng: Cô Lin, Đá Đông, Đá Tây, Len Đao, Đá Lát, Đá Lớn, Tốc Tan… Gọi là đảo chìm vì được tạo thành từ những rạn san hô hóa thạch, miệng núi lửa rộng hàng chục cây số vuông chìm dưới nước khi triều lên.

Mùa khô không có mưa, nhưng nhiều đảo quanh năm cây xanh tốt và còn trồng được rau xanh.

Chiến sỹ và các cháu thiếu nhi đảo Sinh Tồn chụp ảnh cùng đại biểu ở đất liền ra thăm

Chiến sỹ và các cháu thiếu nhi đảo Sinh Tồn chụp ảnh cùng đại biểu ở đất liền ra thăm

Thử thách lòng người

Thời tiết ở Trường Sa chỉ có hai mùa: Mưa - nắng. Mùa khô, khí hậu rất khắc nghiệt, ngày nắng nóng kéo dài từ 4 giờ 30 đến tận 19 giờ. Số ngày nắng trong năm lên tới trên dưới 300 ngày.

Chiến sỹ trẻ trên đảo Cô Lin chăm vườn rau xanh

Chiến sỹ trẻ trên đảo Cô Lin chăm vườn rau xanh

Hôm chúng tôi đến thăm xã đảo Song Tử Tây nắng hầm hập, khô gắt đến chảy mỡ. Xuồng vừa cập âu tàu, đón chúng tôi là các chiến sỹ, người dân với cái bắt tay thật chặt. Gặp tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Song Tử Tây Cao Văn Giáp nói ngay: “Đã 5 tháng nay trời chưa một giọt mưa! Cả đảo đang chờ mưa!”.

Cao Văn Giáp xung phong ra đảo từ năm 2007, hết nhiệm kỳ trở về đất liền. Đây là lần thứ hai anh ra đảo vì muốn đóng góp nhiều hơn cho mảnh đất này. Công việc của anh là chứng thực khai sinh, khai tử, việc ít nhưng rất cần! Xã đảo giờ đây đã có nhiều hộ dân, có chùa, bệnh xá, nhà văn hóa và trường tiểu học xinh xắn luôn líu lo tiếng hát, tiếng trẻ học bài.

Trời nắng cháy da nhưng những cây phong ba, phi lao, bàng vuông, cây tra (cho quả như nho ngâm làm si rô uống) lại rất xanh tươi.

Chị Trịnh Thị Hoa, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ được cán bộ chiến sỹ trên đảo An Bang tặng cây giống bàng vuông

Chị Trịnh Thị Hoa, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ được cán bộ chiến sỹ trên đảo An Bang tặng cây giống bàng vuông

Anh em cho biết, đảo đã tự túc được nước sạch. “Tắm thì dùng nước giếng (nước lợ) rồi tráng nước ngọt, như mình đi tắm biển xong tráng lại thôi!” - một chiến sỹ kể với tôi. Nước ngọt được trữ từ nước mưa, đủ dùng quanh năm, thậm chí còn tận dụng để tưới rau, chăn nuôi.

So với Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang, thị trấn Trường Sa thì Cô Lin, Đá Đông B, Đá Tây B…điều kiện khó khăn hơn, nhất là vào mùa khô. Vậy mà trên những đảo này vẫn có màu xanh của vườn cây, vườn rau. Bất cứ khoảng trống nào cũng được tận dụng để trồng rau. Có sóng điện thoại, nên khi gọi về các anh thường kể chuyện vườn rau của đơn vị, có khi nhờ người mang hạt giống ra để trồng…

Màu xanh của ý chí và khát vọng

Ở Trường Sa có những chỗ cây che phủ bóng mát như trong rừng. Thị trấn Trường Sa, đảo An Bang, Sinh Tồn - được ví như hòn lam ngọc giữa Biển Đông. Trường Sa có những cây phong ba cổ thụ còn Sinh Tồn lại có hai cây mù u quý giá được công nhận là cây di sản Việt Nam. Anh em trên đảo cũng không rõ hai cây mù u có từ bao giờ, mấy chục năm trước cây đã cao lớn, gốc sù sì như ghi dấu ấn của thời gian và cả bão giông.

Đảo chỉ toàn cát và san hô mà bộ đội trồng được những vườn rau xanh mướt mùng tơi, rau muống, đu đủ, rau húng, ớt, tía tô, ngò gai, lá mơ… đủ loại. Những giàn bầu bí mướp lúc lỉu, những đàn gà, đàn lợn béo tròn mũm mĩm. Bộ đội trồng rau để cải thiện bữa ăn lúc chờ tiếp vận, nhưng hẳn là người lính trồng rau còn vì rất yêu màu xanh! Vườn rau ở đảo chìm, nhà giàn DKI thì đúng là kỳ tích, vì ở đó không có đất, thiếu nước tưới. Kỳ tích này tôi chưa thấy ở đâu, có lẽ chỉ lính đảo mới làm được.

“Trong bất luận hoàn cảnh nào, chúng tôi cũng sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.Thượng úy Trần Quốc Cường, Chính trị viên đảo Cô Lin

Kể về việc trồng cây trên đảo, Thiếu tá Nguyễn Văn Công, Chính trị viên đảo An Bang hào hứng: Đảo tích cực thực hiện chủ trương xanh hóa, đã trồng thêm được hàng trăm cây xanh. Đơn vị còn có hẳn một vườn ươm nhân cây giống. Nhìn những mầm xanh đang nhú lên trên gió cát, tôi nghĩ các chiến sỹ phải kỳ công bón từng ca nước ngọt, chắt chiu từng vụn đất. Không chỉ đủ cây giống, vườn ươm còn dành một số cây tặng khách quý ra thăm đảo.

Hôm ấy, chị Trịnh Thị Hoa, Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Dược phẩm Trường Thọ được cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang tặng một cây bàng vuông. Chị Hoa nói mang cây về trồng trong khuôn viên công ty, để mỗi khi chăm cây lại được nhớ về Trường Sa.

Chắc tay súng bảo vệ biển đảo

Thượng úy Trần Quốc Cường, Chính trị viên đảo Cô Lin nói rằng đảo còn khó khăn, nhưng chiến sỹ luôn lạc quan, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ. “Đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, 134 năm sinh nhật Bác, cán bộ chiến sỹ trên đảo rất vinh dự được đón đoàn công tác. Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Thủ trưởng và đoàn chính là nguồn động viên to lớn, tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách!”, Thượng úy Cường nói.

Còn Đảo phó đảo An Bang, Thiếu tá Bùi Trọng Tạo cho biết: “Anh em luôn phấn đấu, rèn luyện, quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo, không phụ lòng tin yêu của đất liền dành cho cán bộ chiến sỹ trên đảo…”.

Buổi sáng hôm ấy, trời An Bang trong xanh. Mây lững lờ trôi như những dải bông xốp nhẹ. Có lớp mây xếp thành hình một con rồng trắng, như đang muốn sà xuống mặt biển trong lành.

Mây thật đẹp, nhưng anh em mong mây dồn về nhiều hơn để Trường Sa có mưa xuống cho thoả lòng mong đợi của cả cây và người trên đảo!

“Đất nước mình xôn xao/Mùa vui đang nở rộ/Bình minh chiến thắng reo ca…..Mầm sống ta ươm giữa đời/Tay anh bưng ngọn đèn/Em che ngọn gió/Anh nâng mầm trổ/Em trút nắng vàng…”.

Trên sân đơn vị, Đảo phó Bùi Trọng Tạo say sưa hát cùng nghệ sỹ Công Thắng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) bài Cung đàn mùa xuân của nhạc sỹ Cao Việt Bách.

Có phải vì câu hát Anh nâng mầm trổ/Em trút nắng vàng…mà Thiếu tá Tạo và anh em trên đảo lại yêu màu xanh, yêu những mầm cây đến thế!?

Giai điệu bài hát như không muốn dứt, không muốn dừng lại, cứ ngân mãi trong lòng người ra thăm đảo hôm nay.

Ra thăm cán bộ, chiến sỹ, nhân dân Trường Sa và nhà giàn DKI, Văn phòng Chính phủ tặng 20 thùng nhu yếu phẩm trị giá 120 triệu đồng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng 50 triệu đồng, tivi, máy in, quạt tích điện; Bộ LĐTB&XH tặng quà trị giá 36 triệu đồng, Đoàn Tuyên Quang tặng Quân chủng Hải quân 1 vườn rau trên đảo trị giá 250 triệu đồng, đoàn Nam Định tặng quà trị giá 186 triệu đồng; ĐH Y dược Thái Bình tặng quà trị giá 205 triệu đồng…

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Đi qua đủ thăng trầm của nghề y, mái tóc điểm bạc, nhiều thầy thuốc vẫn miệt mài trên con đường chữa bệnh cứu người. Họ đi đến bất kỳ nơi đâu người bệnh cần với một tinh thần y khoa dấn thân và trách nhiệm truyền “lửa nghề” cho thế hệ kế cận.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) sẽ tới hạn phải hoàn thành. Mặc thời tiết khi thì nắng cháy da thịt, khi thì mưa trắng trời đất, những chiến binh áo cam vẫn vượt mọi thử thách để hoàn thành công trình ánh sáng…
Ký ức Đak Pơ

Ký ức Đak Pơ

(GLO)- Dấu mốc lịch sử đã chạm đến con số 70 năm kể từ ngày diễn ra trận giao thông chiến lớn nhất trong suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến của dân tộc ta, làm nên chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024). Chiến thắng lịch sử đó chưa hề mờ nhạt trong ký ức những người chiến sĩ Đak Pơ năm ấy.

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua khu vực Nam Định, Thái Bình chủ yếu được xây dựng trên khu vực đồng trũng, đất lầy nên việc thi công móng cọc có tính quyết định. Tổng chiều dài cọc ép xuống lòng đất tuyến Nam Định I - Phố Nối khoảng 500km tương đương chiều dài tuyến đường dây 500kV mạch 3.
Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Sự may mắn trong lúc đi viết phóng sự chỉ đến khi chính mình đã kiên trì, gắng sức đeo bám nhân vật. Nếu nản lòng, bạn có thể sẽ bỏ qua một câu chuyện ý nghĩa, một con người thú vị, truyền cảm hứng cho cộng đồng…
Kon Plông thức giấc

Kon Plông thức giấc

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum với diện tích tự nhiên 137.000 ha. Dân số toàn huyện trên 27.850 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ca Dong, Hre.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.