Triển lãm 'Hồ Chí Minh với nước Pháp' tại Bảo tàng lịch sử sống ở ngoại ô Paris

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Triển lãm "Hồ Chí Minh với nước Pháp" mang đến cho người xem những hình ảnh, tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người hoạt động cách mạng tại Pháp.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Lê Thị Phượng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Ngày 28/5, tại Bảo tàng Lịch sử Sống ở ngoại ô thủ đô Paris của Pháp đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh, tư liệu "Hồ Chí Minh với nước Pháp" do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Lịch sử sống phối hợp tổ chức.

Tham dự sự kiện có đông đảo bạn bè Pháp và cán bộ nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, triển lãm mang đến cho người xem những hình ảnh, tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người hoạt động cách mạng tại Pháp đã được Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu giữ và sưu tầm, như thị trấn Sainte Adresse, phố Gobelins, ngõ Compoint nổi tiếng... hay chuyến thăm hữu nghị Pháp với tư cách là "thượng khách" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Hè năm 1946.

Đặc biệt là một số hình ảnh Người đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Pháp, các nhân vật chính trị Pháp, trả lời phỏng vấn của các nhà báo Pháp tại Hà Nội trong cương vị đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tại triển lãm, khán giả có dịp được cảm nhận về một con người luôn mang trong mình một ý chí mãnh liệt và lòng yêu thương dân tộc sâu sắc, nung nấu khát vọng tìm "tự do cho đồng bào, độc lập cho tổ quốc." Người đã hòa mình cùng nhân dân lao động và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, say sưa hoạt động cách mạng, viết báo, hội họp, tuyên truyền, cổ động tại Pháp.

Chính quãng thời gian tại Pháp đã góp phần đào tạo nên người Cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh, để sau này trở thành một vĩ nhân, là nguồn sáng mang lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Lê Thị Phượng, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bày tỏ mong muốn rằng Triển lãm chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp" tại Bảo tàng Lịch sử sống, nơi tôn vinh các vĩ nhân từng để lại những dấu ấn lịch sử, sẽ gợi lại những ký ức sống động nhất về những năm tháng hoạt động sôi nổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự phấn đấu không mệt mỏi vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới và nỗ lực xây đắp, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt - Pháp của một con người vĩ đại đã không chỉ thuộc về hiện tại, mà còn thuộc về tương lai.

Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp đã khiến nhiều người trong Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp và dư luận quốc tế chú ý và hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam, về khát vọng độc lập, hòa bình của nhân dân Việt Nam, về thiện chí của nước Việt Nam, làm cho số đông người Pháp trở thành bạn hữu của nhân dân Việt Nam, tán thành Việt Nam độc lập và hai dân tộc Việt - Pháp cộng tác một cách chân thành và bình đẳng.

Giám đốc Lê Thị Phương hy vọng thời gian tới, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Pháp sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các hoạt động đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơn nữa, để công chúng hai nước có thêm cơ hội tiếp cận những hình ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tìm hiểu rõ hơn nền văn hóa của mỗi nước và mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng khẳng định Triển lãm "Hồ Chí Minh với nước Pháp" không chỉ là một cái nhìn về quá khứ mà còn giúp điểm lại quan hệ hiện tại giữa hai nước Việt Nam và Pháp.

Trong nhiều thập kỷ, hai nước đã xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt và năng động, dựa trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và đối thoại. Những hình ảnh về quãng thời gian hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước, giúp người xem hiểu rõ hơn về lịch sử chung giữa hai dân tộc và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Tham gia sự kiện, bà Christiane Guilleux - một người Pháp sống tại thành phố Montreuil, bày tỏ: "Tôi rất vui khi đến với Triển lãm để tìm hiểu những nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua và khám phá đất nước Pháp của chúng tôi. Thật thú vị khi đi theo hành trình của Người."

Khách quốc tế tham quan Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Khách quốc tế tham quan Triển lãm. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN)

Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Đoàn Thị Nhài, một trong số bà con kiều bào tới tham quan Triển lãm, xúc động nói: "Việt Nam có ý nghĩa rất lớn với tôi mặc dù tôi được sinh ra ở Pháp. Cuộc triển lãm này đã giúp tôi hiểu biết nhiều hơn và sâu sắc về lịch sử Việt Nam. Thầy dạy tiếng Việt của tôi thường nói chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những tài liệu tham khảo lịch sử, nhưng hôm nay tôi rất vui khi được đến đây. Hồi còn nhỏ tôi đã sống ở Montreuil và chỉ đến hôm nay tôi mới biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến nơi này. Đó là một khám phá tuyệt vời và tôi luôn rất ngưỡng mộ Người. Dù không hiểu hết những điều tuyệt vời trong câu chuyện nhưng tôi tin rằng Người đã làm rất nhiều cho nền độc lập của Việt Nam. Về Việt Nam hàng năm, tôi luôn nhìn thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các trường học ở khắp mọi nơi. Tôi nghĩ Người đã để lại một dấu ấn rất lớn trong lịch sử của cả Việt Nam và lịch sử thế giới."

Nhân dịp Triển lãm "Hồ Chí Minh với nước Pháp," Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã phối hợp với phía bạn làm phong phú thêm Không gian Hồ Chí Minh trong Bảo tàng Lịch sử sống bằng một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động của Người trong thời gian ở Pháp.

Khách tham quan có thể hiểu rõ thêm về Người qua hành trình phi thường tới Pháp, từ lúc rời quê hương trở thành một chiến sỹ kiên trung Nguyễn Ái Quốc đấu tranh cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bảo vệ quyền của các dân tộc thuộc địa...

Người xem cũng sẽ được thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm chính thức tới Pháp năm 1946 và tại đây, Người đã khẳng định khát vọng độc lập dân tộc và tự do của Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn của nhân dân Việt Nam được sống trong hòa bình với nhân dân Pháp và toàn thể các dân tộc trên thế giới.

"Không gian tưởng nhớ cuộc đời và ký ức của nhà hoạt động cách mạng, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc, người trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945, đã thay đổi trong những năm qua. Hôm nay, ký ức này một lần nữa được làm phong phú thêm bởi các đồng nghiệp của chúng tôi đến từ Khu di tích Hồ Chí Minh tại Hà Nội và những người bạn từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp. Sự phong phú này chắc chắn sẽ giúp công chúng thỏa mãn trong Đại hội thể thao Olympic Paris 2024. Ngoài thể thao, sự kiện này còn là cơ hội để đổi mới quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa chúng ta, khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn," ông Eric Lafon, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử sống, khẳng định tại lễ khai mạc Triển lãm.

Có thể bạn quan tâm

Tự khúc

Thơ Vân Phi: Tự khúc

(GLO)- Bài thơ "Tự khúc" của tác giả Vân Phi chất chứa bao cảm xúc sâu sắc với nỗi nhớ và sự hoài niệm về một mối tình đã qua. Những hình ảnh như "bến cũ", "sóng trôi" và "trăng vỡ" tạo nên không gian vừa lãng mạn vừa buồn bã, ẩn hiện nỗi cô đơn của người gửi gắm tâm tư...
Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng: Vượt khó để theo đuổi đam mê sáng tạo

Nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng vượt khó theo đuổi đam mê sáng tạo

(GLO)- Khó có thể hình dung cách thức một nhà điêu khắc hoàn thiện tác phẩm chỉ với 1 tay. Vậy mà, bằng đam mê với những mảng khối, nhà điêu khắc Triệu Tiến Dũng-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã vượt qua khó khăn để đạt được những thành công bước đầu trong hành trình sáng tạo.
Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?”

Tiếp nối thành công từ chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2023, Báo Nhà báo và Công luận tiếp tục tổ chức chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp - hướng đi cho báo chí truyền thống” vào ngày 21/9/2024, tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

Gương mặt thơ: Đàm Chu Văn

(GLO)- Ông xuất thân là bộ đội, tên thật là Đàm Xuân Nhiệm, sau khi xuất ngũ thì về làm ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai.
Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

Thơ Nguyễn Trọng Đồng: Bé và con hạc giấy

(GLO)- Bài thơ "Bé và con hạc giấy" của tác giả Nguyễn Trọng Đồng thể hiện thông điệp về tình bạn đẹp và sự trong sáng trong mối quan hệ giữa trẻ em và thế giới tưởng tượng của mình. Hạc giấy không chỉ là một món đồ chơi mà còn là biểu tượng của ước mơ và sự tự do trong tâm hồn của bé.
Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".