Để TP.HCM là nơi đáng sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Có lẽ không nên ngạc nhiên lắm về thông tin TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương mà người dân cả nước muốn di cư đến, theo Báo cáo 'Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN (PAPI): Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2023' vừa công bố ngày 2.4.

Di cư nội địa phản ánh một số khía cạnh quan trọng về sự cạnh tranh giữa các vùng đất, trong đó có khía cạnh về sự phát triển kinh tế không đồng đều, tình trạng chênh lệch về chất lượng cuộc sống giữa các vùng đất, sự biến đổi trong cấu trúc kinh tế của quốc gia và của vùng.

Vì vậy xin đừng vội đánh đồng khái niệm "nơi người dân muốn di cư đến" với "nơi đáng sống", mặc dù không phải hai chuyện này không liên quan đến nhau. Một địa phương có chỉ số "người dân muốn di cư đến" cao có thể phản ánh nhận thức chung về sự hấp dẫn của nơi đó, nhưng không nhất thiết là chỉ số duy nhất để đánh giá đó là "nơi đáng sống".

Không ai phủ nhận chuyện TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, là "vùng đất hứa" với cơ hội công ăn việc làm và thu nhập đa dạng, thu hút người lao động các nơi đổ về kiếm sống và sinh sống. Cũng không khó để cảm nhận tâm tính văn hóa "hào sảng" của vùng đất, của con người Sài Gòn - Gia Định khiến nơi chốn này xứng danh "đất lành chim đậu". Và trên hành trình phát triển đô thị thì TP.HCM cũng đang là nơi có điều kiện hơn so với các tỉnh thành khác để biến nhiều giấc mơ "văn minh - hiện đại - nghĩa tình" trở thành hiện thực.

Nhưng phải thẳng thắn mà nói, TP.HCM còn đang đối mặt với rất nhiều thách thức và nhiều hạn chế nếu muốn trở thành một nơi đáng sống trong trải nghiệm của người dân. Trong đó có cả những hạn chế không đáng có. TP.HCM có quỹ việc làm rất đa dạng và cởi mở, nhưng lại chưa có quỹ nhà ở xã hội được đầu tư và hỗ trợ từ chính sách để tương thích với cơ cấu của lực lượng lao động. TP.HCM có nhiều đại lộ tráng lệ, nguy nga, hiện đại những vẫn còn đầy những con đường ngay trong thành phố bị "nghẽn cổ chai", chật hẹp và xuống cấp đến mức vô lý. TP.HCM vẫn chưa có lời giải thỏa đáng cho tình trạng kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước. TP.HCM có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận trong triển khai mô hình chính quyền điện tử, chính quyền số so với nhiều nơi nhưng vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng của người dân, của doanh nghiệp. TP.HCM vẫn còn đang lãng phí sông Sài Gòn như một nguồn tài nguyên lớn về quy hoạch đô thị có thể giúp kiến tạo cơ hội phát triển cho rất nhiều bên liên quan, điều mà các nhà quản lý nên đặt thành từ khóa trọng tâm trong thiết kế phát triển của vùng đất này.

Cơ hội về đổi mới thể chế phát triển cũng đã được trao cho thành phố. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 98 để tạo sức bật cho TP.HCM, cho phép thành phố được kiến tạo cho mình một quỹ đạo mới để đột phá và bứt tốc trên đường đua phát triển. Các nhà hoạch định chính sách và quản lý TP.HCM đã đủ mạnh dạn để đặt mình vào quỹ đạo đó hay chưa?

Có thể bạn quan tâm

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.
Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.