Góc nhìn phóng viên:

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.

Giữa tháng 2 vừa qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn thống nhất chủ trương và giao cho UBND H.Triệu Sơn, các đơn vị liên quan tiến hành các bước tiếp theo để sáp nhập trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc vào Trường tiểu học Lê Văn Tám. Ngay khi biết tin, phụ huynh đã không đồng ý, đồng thời có đơn kiến nghị gửi chính quyền xem xét lại, vì phụ huynh cho rằng sau khi sáp nhập thì quãng đường học sinh (HS) đến trường dài hơn khoảng 2 km; phải đi qua trục đường lớn và đông đúc, tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông; trường bị sáp nhập là Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đông HS hơn (457 HS), trong khi Trường tiểu học Lê Văn Tám chỉ có hơn 200 HS.

Cơ quan chức năng đã có văn bản trả lời phụ huynh rằng chủ trương sáp nhập vẫn phải tiến hành vì nhiều lẽ, như không thể để tồn tại cùng lúc trên địa bàn thị trấn có tới 3 trường tiểu học (Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường tiểu học Lê Văn Tám và Trường tiểu học Kim Đồng), sẽ gây khó khăn cho việc đầu tư, nâng cấp trường…

Và phụ huynh đã lựa chọn cách phản ứng: bắt đầu từ chiều 27.3 cho tất cả 457 HS nghỉ học. Sáng 28.3 và chiều 29.3, cơ quan chức năng đã tổ chức các buổi đối thoại với phụ huynh và cho biết đó là chủ trương và sẽ được tiến hành… Phụ huynh tiếp tục cho hàng trăm con em mình nghỉ học để phản đối sáp nhập trường.

Nhận thấy tình hình ngày càng căng thẳng, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn đã đồng ý để UBND H.Triệu Sơn ra thông báo tạm dừng việc sáp nhập trường. Sáng 1.4, tất cả HS đã đến trường đi học bình thường.

Hiện nay, nhiều địa phương đang sắp xếp đơn vị hành chính, và có nhiều nơi phải sắp xếp, tinh gọn lại hệ thống trường lớp. Tuy vậy, cũng cần phải có ý kiến của người dân dựa vào những đặc thù của địa phương để không còn xảy ra những vụ việc đáng tiếc như trên.

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Trách nhiệm xung quanh cuộc gọi 'rác'

Những cuộc gọi "rác" không chỉ gây phiền toái mà còn ẩn chứa cả các rủi ro lừa đảo mà trong thực tế thì không ít nạn nhân đã mất nhiều tiền, thậm chí lên đến hàng tỉ đồng. Vì thế, việc ngăn chặn tình trạng "dội bom" các cuộc gọi "rác" cần sớm giải quyết triệt để.
Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.