Uống nước chanh pha mật ong có giải rượu bia?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau sử dụng rượu bia, nhiều người lựa chọn uống nước chanh pha mật ong với hy vọng giải rượu bia, điều này có đúng?

Theo bác sĩ Đinh Trần Ngọc Mai, khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, nước chanh pha mật ong không có tác dụng làm giảm tác hại của bia rượu trong cơ thể mà chỉ làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Khi một người uống bia rượu và đồ uống có cồn nói chung, đến một mức độ nhất định sẽ có cảm giác say. Say ở mức độ nhẹ sẽ biểu hiện với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, nặng hơn là mất kiểm soát hành vi, lơ mơ.

Sự chênh lệch về tửu lượng là do mỗi người có tốc độ chuyển hóa cồn (ethanol) khác nhau. Điều này phụ thuộc vào các loại enzyme như ADH và chất chống oxy hóa glutathione do gan tiết ra. Khi lượng bia rượu bạn uống vào vượt quá ngưỡng chuyển hóa của gan, cơ thể bạn sẽ bị say.

Nước chanh pha với mật ong, sả gừng, nước cam đều chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa bia rượu tại gan diễn ra nhanh hơn. Từ đó, giúp bạn giảm cảm giác say, giảm các triệu chứng khó chịu trên cơ thể.

Tuy nhiên, các loại nước nói trên không làm giảm tác hại của bia rượu cũng như không có khả năng giúp nồng độ cồn về 0 nhanh hơn.

Người dân cần lưu ý sử dụng rượu bia quá mức và kéo dài có thể gây ra những tác hại như viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Nước chanh pha mật ong không có tác dụng làm giảm tác hại của bia rượu trong cơ thể mà chỉ làm giảm các triệu chứng khó chịu. (Ảnh minh hoạ)

Nước chanh pha mật ong không có tác dụng làm giảm tác hại của bia rượu trong cơ thể mà chỉ làm giảm các triệu chứng khó chịu. (Ảnh minh hoạ)

Mẹo giải rượu bia

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, uống rượu bia có thể gây viêm loét dạ dày, xơ gan. Việc này còn ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng rượu bia, không nên lạm dụng, uống liên tục trong nhiều ngày.

Trong trường hợp phải uống rượu bia tốt nhất không sử dụng quá hai đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, một đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.

Một đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia dung tích 330ml (5%). Một ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Theo chuyên gia, rượu bia dễ làm người uống bị say, mọi người nên chuẩn bị cách thức giải rượu. Trong đó, uống nước lọc sẽ giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời làm loãng nồng độ cồn trong máu giúp đỡ say hơn.

Bạn có thể uống nước gừng hoặc trà gừng để giải rượu. Gừng vị nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Nếu không có gừng, mọi người có thể thay thế bằng nước chanh, nước cam. Hai loại quả này chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp giảm cơn say và làm cơ thể tỉnh táo trở lại. Khi say rượu thường kéo theo khát nước nên người say hãy uống nước chanh, cam giúp giải cơn khát hiệu quả.

Bên cạnh đó, bánh mì chứa lượng lớn carbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể, giúp hấp thụ hết chất cồn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say rượu. Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt còn chứa rất nhiều vitamin B1 - giúp hạn chế triệu chứng nôn nao.

Không chỉ bánh mì, cháo trắng cũng là món ăn dễ chế biến, dễ ăn và dễ hấp thụ rất phù hợp với người bị say rượu. Thêm nữa, trong gạo cũng chứa carbon, khả năng hấp thu cồn trong rượu.

Có thể bạn quan tâm