Giúp học sinh không bỏ học sau tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tình trạng một số học sinh bỏ học sau tết thường xuyên diễn ra, nhất là tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Học sinh bỏ học sau tết là nỗi lo chung của nhiều thầy cô giáo, nhà trường khi kỳ nghỉ kéo dài từ 7-16 (tùy theo địa phương).

Chẳng hạn, Khánh Hòa được nghỉ tết 14 ngày (từ ngày 5.2 đến 18.2), học sinh sẽ trở lại trường học tập ngày 19.2 (mùng 10 tết). Người viết nhận thấy hiện có một số nguyên nhân học sinh bỏ học sau tết.

Thứ nhất, vì cha mẹ lo làm ăn quanh năm không có thời gian quan tâm con cái. Vì vậy, nhiều em học hành sa sút, nảy sinh tâm lý chán nản, rồi bị bạn bè lôi kéo nên bỏ học. Cũng không ít trường hợp phụ huynh giữ quan niệm con không nhất thiết phải học hành đến nơi đến chốn, chỉ cần biết đọc biết viết rồi đi làm kiếm tiền là đủ.

Ở một số địa phương có tình trạng nhiều học sinh nghỉ học sau tết. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Ở một số địa phương có tình trạng nhiều học sinh nghỉ học sau tết. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thứ hai, một số em có hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, phụ huynh không đủ tiền đóng các khoản thu của học kỳ 2 nên đành cho con bỏ học sau tết. Cũng có một số em bỏ học vì thích đi làm để kiếm tiền tiêu xài hoặc phụ giúp gia đình. Cá biệt có trường hợp cha mẹ cho con ở nhà đi lấy chồng, nhất là ở miền núi dân tộc ít người, nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại.

Thứ ba, thầy cô nói chung và giáo viên chủ nhiệm có quá nhiều công việc nên chưa thể tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh thấu đáo để có giải pháp ngăn các bỏ học ngay từ đầu. Chỉ đến khi học sinh nghỉ học, giáo viên mới động viên, giúp đỡ thì đã muộn vì “mất bò mới lo làm chuồng”.

Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học sau tết, chúng ta cần phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, không chỉ động viên suông mà phải xem xét từng hoàn cảnh để có biện pháp hỗ trợ cụ thể về vật chất lẫn tinh thần như: chính sách miễn, giảm học phí; trợ cấp học phí, học bổng cho học sinh hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn.

Đối với học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học, giáo viên nên sớm dạy phụ đạo ngay từ đầu năm học. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đối với học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học, giáo viên nên sớm dạy phụ đạo ngay từ đầu năm học. ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Đối với học sinh học yếu có nguy cơ bỏ học, giáo viên nên sớm dạy phụ đạo ngay từ đầu năm học.

Tổ tư vấn tâm lý học đường cần có kế hoạch giúp đỡ bằng việc kêu gọi các nhà hảo tâm đỡ đầu cho từng em “cặp lá yêu thương” “quỹ bạn nghèo”... Điều cần ghi nhớ thầy cô làm công tác tư vấn cần chủ động tìm đến, đừng ngồi đợi các em đến để tư vấn.

Về mặt tinh thần, hàng tuần, tổ tư vấn tâm lý học đường có thể chủ động thăm hỏi những em có nguy cơ bỏ học. Tổ tư vấn tâm lý có thể phối hợp với các đoàn thể như: Đoàn, Đội, Công đoàn cùng chính quyền địa phương nhằm động viên gia đình, giúp sức học sinh nghèo.

Mỗi học sinh có hoàn cảnh cuộc sống khác nhau. Thầy cô có thể tranh thủ dịp nghỉ tết để đến thăm nhà học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em để giúp đỡ kịp. Đây là việc làm thiết thực ý nghĩa góp phần ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.