Cách để con bắt nhịp đến trường sau tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trước và trong Tết Nguyên đán, việc nói không với bài tập tết là điều chính đáng để học sinh được đón tết trọn vẹn niềm vui. Bên cạnh đó, để học sinh bắt nhịp đến trường sau tết, nhất là trong vài ngày đầu đến trường với tâm thế nhẹ nhàng, vui vẻ... là điều mà phụ huynh cần quan tâm.

Đa phần học sinh bắt đầu trở lại trường vào ngày 19.2 (mùng 10 tết).

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày học sinh đi chơi nhiều hơn, ăn uống nhiều hơn, ngủ nhiều hơn… thì việc trở lại trường không như nghỉ vài ngày cuối tuần. Phần lớn học sinh có tâm trạng vẫn đang còn “xuân” nên không hẳn bắt nhịp ngay trong việc đến trường.

Với tâm trạng “vẫn còn tết”, một số học sinh sẽ cảm thấy uể oải khi đến trường, đánh thức học sinh dậy buổi sáng sớm có phần khó hơn ngày thường, nhất là những địa phương ở miền Bắc trong không khí lạnh, mưa gió.

Học sinh biểu diễn văn nghệ trong hoạt động mừng xuân tại trường

Học sinh biểu diễn văn nghệ trong hoạt động mừng xuân tại trường

Những ngày đầu năm sau nửa tháng nghỉ tết, trường lớp trên mọi miền đất nước lại rộn tiếng nói cười, “nhịp sống học đường” lại bắt đầu.

Chính vì thế, trong vài ngày cuối tuần khép lại kỳ nghỉ tết, để các con đến trường với tâm trạng thoải mái, hứng khởi thì cha mẹ hãy bắt nhịp cùng con.

Trong những ngày này, cha mẹ cùng con không nên đi chơi xa, hãy cùng con nghỉ ngơi nhiều hơn bên gia đình, giảm “nhiệt độ tết” để các con hướng tới ngày “tựu trường”.

Thời gian nghỉ tết, các con thường ngủ khuya hơn đồng nghĩa với việc dậy trễ hơn. Việc ngủ trễ hơn, dậy trễ hơn đã trở thành thói quen của hàng triệu học sinh trong khoảng nửa tháng qua.

Vì vậy, để con dễ bắt nhịp đến trường, cha mẹ cùng các con ngủ sớm hơn, dậy sớm hơn. Khi nhịp thời gian trở lại gần như ngày thường, tâm trạng các con đón ngày mới, tuần mới đến với tâm trạng thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn.

Học sinh tham gia hoạt động mừng xuân tại trường

Học sinh tham gia hoạt động mừng xuân tại trường

Cha mẹ cũng có thể khuyên con nên dành ít thời gian xem lại nội dung bài học, chuẩn bị bài mới để tinh thần thoải mái cho ngày trở lại trường. Khi đến với thế giới sách vở, ít nhiều các con dễ bắt nhịp đến trường hơn.

Thực tế cho thấy, những việc làm đơn giản như vậy nhưng rất cần thiết, tạo tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái để học sinh trở lại trường sau tết.

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh có cơ hội thoát khỏi kiến thức sách vở để tận hưởng niềm vui trọn vẹn ngày xuân. Đến thời điểm này, cha mẹ cũng không quên cùng con bắt nhịp đến trường sau tết.

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.