Gương mặt thơ: Trần Quang Đạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Quê Quảng Bình, sống và làm báo, làm thơ ở Hà Nội, từng là bộ đội, rồi làm tổng biên tập một tờ báo cho thiếu nhi, Trần Quang Đạo là một nhà thơ tài hoa và... nhiều giai thoại.

Hai vợ chồng đều là tiến sĩ văn chương, vợ làm xuất bản, chồng làm báo, cả nhà dính tới chữ nghĩa, vừa thuận lợi nhưng cũng nhiều “khó xử” khi người này định làm gì, thậm chí mới nghĩ gì người kia đã hiểu.

Ông đa tài đúng nghĩa khi danh chính ngôn thuận là nhà thơ nhưng lại có tới mấy tập văn xuôi, gần hai chục đầu sách cả văn xuôi và thơ, có 2 tiểu thuyết và 1 truyện dài, được tái bản tới 5 lần. Không chỉ thế, ông còn vẽ, chơi được vài nhạc cụ như piano, guitar và sáng tác ca khúc.

Ông được nhiều giải thưởng văn học ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2019, tập thơ “Bay trong mơ” của ông được Giải thưởng văn học ASEAN.

Có người nhận xét thơ ông thuộc trường phái hiện đại, nhưng tôi đọc thấy vẫn dịu đến nao lòng: “Có một nhẫn trăng ở mỗi cuộc đời/Em giận dỗi đau một màu trăng khuyết/Anh nóng giận mây đen trùm ánh biếc/Nhưng bao giờ cũng vành vạnh rằm lên” hoặc như: “Không có gì để che ướt nỗi buồn/qua bến đò đầy lang thang gió gọi/gọi về nơi đâu-gọi về trời sâu/nhạc Trịnh rơi hoài không đi ra ngoài/rơi rơi rơi rơi rơi rơi…”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





MẸ ĐI MÁY BAY


Cuống vé như cánh đồng được mùa

mẹ cất kỹ trong túi áo nâu cài kim băng kín miệng

sợ mất đi là mất cả mùa màng.


Mẹ đi máy bay

trầu cau ấm một khoang ngồi

mùi rơm rạ lót trong kẽ tay còn phảng phất

lòng mang đầy ca dao.


Mẹ bay lên trời cao

xác lập một vế đối với nền văn minh nhập khẩu

đám mây lắc

lời ru thầm càng đầy

máy bay đỗ miếng trầu chưa kịp dập.


Nơi mẹ đến vừa có tiếng trẻ khóc nứt đêm

con trai làm ăn xa

thêm một quê hương của bé ra đời.


Không để quê nhà rụng rơi

mẹ lên máy bay cả cánh đồng nghiêng nghiêng phía dưới

khứ hồi một giấc mơ…





NHẪN TRĂNG


(Cho K.L)

Có một nhẫn trăng lấp ló tròn đầy

Em gìn giữ hào quang của tình yêu bền bỉ

Một đời khép những chuỗi ngày đơn lẻ

Vòng thời gian năm tháng kết liền.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Anh đi xa vầng sáng ở trên đầu

Tròn vành vạnh giữa trong xanh cổ tích

Anh cúi xuống suối trong màu ngọc bích

Nhẫn trăng rơi lấp loáng mắt cười.


Có một nhẫn trăng ở mỗi cuộc đời

Em giận dỗi đau một màu trăng khuyết

Anh nóng giận mây đen trùm ánh biếc

Nhưng bao giờ cũng vành vạnh rằm lên.


Bao giờ rồi em cũng kề bên

Những nẻo trăng vẫn về trong trí nhớ

Dẫu xa nhau bao mùa cách trở

Vẫn tròn đầy nhẫn trăng thuở trao nhau.





HỎI


Mắt buồn gặp mây trắng

bay mãi ngàn năm

tại sao

những đỉnh núi có mây về mà vẫn cô đơn?

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Hỏi sông tìm chi trôi mải miết

nạo lòng mình minh chứng lời thề

gặp biển

vỡ từng con sóng.


Hỏi người đang yêu

vòng tay trăng khuyết

lấp đầy những thiếu hụt

nghiêng cả biển-thủy triều cũng bất lực triệu triệu năm.


Thôi thì hỏi trời

Vòi vọi cao xanh lặng im không nói

thế mới biết những khi buồn vời vợi

trời khác chi ta giông bão thất thường!

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.