Đừng để bia “đưa lối”, rượu “dẫn đường”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Mượn ly rượu để gửi đến nhau lời chúc tốt đẹp ngày Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của người Việt.

Thế nhưng, khi vui quá đà, rượu bia không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nguồn cơn của những hành vi khó kiểm soát, nhất là hành vi bạo lực, gây mất an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông.

Trước tiên, phải kể đến tác hại của rượu bia đối với sức khỏe. Theo Bộ Y tế, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và tỷ lệ này ngày càng gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất/năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore.

Bình quân nam giới nước ta tiêu thụ 27,4 lít cồn nguyên chất/năm, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 29 thế giới. Đặc biệt, 44% số người uống ở mức có hại với 6 lon bia hoặc 6 ly rượu/lần.

Sự thiếu hiểu biết về rượu cũng khiến không ít trường hợp phải đem tính mạng ra đánh cược. Còn nhớ năm 2017, 4 người đàn ông đã phải nhập viện sau khi thưởng thức một loại rượu ngâm “củ lạ” trong bữa tiệc khai trương tại TP. Pleiku. Nhóm người này đều nhập viện trong tình trạng chóng mặt, nôn ói, đau bụng và đi ngoài.

Đau lòng hơn, tháng 8-2023, 3 người thợ ở tỉnh Kiên Giang cũng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, hôn mê sâu, tụt huyết áp, tiên lượng xấu vì ngộ độc methanol. Hậu quả, 2 người đã không qua khỏi.

Sử dụng rượu bia lâu dài còn là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh. Trong đó có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: ung thư, các bệnh về gan, tim mạch, huyết áp, thần kinh, đột quỵ…

Cũng theo WHO, rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông (60%); gây bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội (30%). Có tới 70% người dân Việt Nam đều ít nhiều chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của rượu bia.

Chiều mùng 3 Tết Quý Mão 2023, ở xã Ea Kpam (huyện Cư Mgar, tỉnh Đak Lak) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông đau lòng. Chiếc xe ô tô do ông N.V.H. điều khiển đã lao vào nhà dân khiến 1 người tử vong tại chỗ. Đáng nói, ông H. đã uống rượu bia song vẫn lái xe dù gia đình ngăn cản.

Cũng theo thống kê, 7 ngày nghỉ Tết Quý Mão 2023 đã có 7.726 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý. Tỷ lệ xử phạt tăng 598% so với năm 2022. Trung bình mỗi ngày Tết có khoảng 1.000 trường hợp bị xử phạt lỗi nồng độ khi lái xe.

Ngoài ra, nhiều vụ ẩu đả, thậm chí giết người xảy ra trong mỗi cuộc vui vì những nguyên nhân rất vô lý như: mời rượu không uống, được mời nhưng không mời lại hoặc bị ép uống…

Những mâu thuẫn, xích mích nhỏ nhưng dưới tác động của men rượu đã khiến người trong cuộc không thể kiểm soát được cảm xúc dẫn đến những hành vi bạo lực. Cũng không thể không nhắc đến việc thiếu kiểm soát hành vi, biến đổi nhân cách sau khi sử dụng rượu bia dẫn đến việc hiếp dâm, dâm ô, vi phạm pháp luật. Nói như vậy để thấy, lạm dụng rượu bia quá mức sẽ để lại những hệ lụy khôn lường.

Tết Nguyên đán 2024 đang đến thật gần. Thời gian qua, với sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã phần nào thay đổi nhận thức trong người dân.

Ngày xuân hẳn nhiên không thể thiếu ly rượu mừng. Làm thế nào để không bị bia “đưa lối”, rượu “dẫn đường” phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, sự kiên quyết của mỗi người.

Khẩu hiệu “Đã uống rượu, bia thì không lái xe” phải trở thành câu nhắc nhở nằm lòng để mỗi người vượt qua sự “cả nể” sau những lời mời, nài ép nhằm góp phần đem đến một mùa Tết an toàn, lành mạnh, vui tươi, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

'Cuộc kiện vĩ đại' vẫn tiếp tục

Hơn 3 năm trước, ngày 26.1.2021, tôi đã viết bài Một cuộc kiện vĩ đại để hưởng ứng cuộc kiện của bà Trần Tố Nga, một nạn nhân của chất độc da cam, khởi kiện các công ty hóa chất lớn đã cung cấp "thuốc diệt cỏ" và thả xuống miền Nam VN cùng hai nước Lào và Campuchia ngày trước.