Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại Gia Lai năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chiều 8-12, tại TP Pleiku, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại Gia Lai năm 2023.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: V.T
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: V.T

Hội nghị có sự tham dự của đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); đại diện lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, TP. Hồ Chí Minh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh; cùng 70 doanh nghiệp, nhà phân phối, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh của một số tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai nhấn mạnh, Hội nghị Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại Gia Lai năm 2023 sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với hệ thống phân phối, nhằm trao đổi thông tin, đẩy mạnh liên kết trong đầu tư sản xuất, khai thác nguồn nguyên liệu, phát triển kinh doanh mở rộng thị trường. Hoạt động kết nối cung cầu được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy việc hình thành chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương với chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm đến với thị trường trên cả nước.

Lãnh đạo Sở Công Thương Gia Lai trao đổi với doanh nghiệp tỉnh bạn. Ảnh: V.T
Lãnh đạo Sở Công Thương Gia Lai trao đổi với doanh nghiệp tỉnh bạn. Ảnh: V.T

Đây cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Bộ Chính trị phát động.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những kết quả đạt được qua các chương trình, hội nghị kết nối giao thương, cũng như làm rõ các vấn đề còn hạn chế, khó khăn trong công tác hỗ trợ kết nối giao thương, tiêu thụ hàng hóa của khu vực Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố, nhất là với TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, sẽ đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm tận dụng tiềm năng, cơ hội, thế mạnh của vùng Tây Nguyên để liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh. Ảnh: V.T

Các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh. Ảnh: V.T

Cũng tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết 12 biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp với 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh, thành phố khác. Trong khuôn viên diễn ra Hội nghị, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh tham dự đã trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền của các địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2322/UBND-KTTH triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Các đơn vị thực hiện nộp hồ sơ giải quyết TTHC về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, quầy Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Hà Duy

Công bố 3 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 561/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính (TTHC) mới và quy trình nội bộ giải quyết TTHC trong lĩnh vực chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

Cổ phiếu DLG sẽ không bị hủy niêm yết

(GLO)- Ông Nguyễn Tường Cọt-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai khẳng định, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức Long Gia Lai đang hồi phục và cổ phiếu Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) sẽ không bị hủy niêm yết.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

Vật liệu xây dựng không nung khó tiêu thụ

(GLO)- Toàn tỉnh hiện có 16 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung với tổng công suất hơn 169 triệu viên/năm, chủ yếu sản xuất gạch block và gạch terrazzo. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất loại vật liệu này đang gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.