Minh bạch đấu giá khoáng sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Có hai giả thiết đặt ra xung quanh sự việc 3 mỏ cát ở Hà Nội vừa được đấu giá thành công với mức cao gấp cả trăm lần giá khởi điểm, và giả thiết nào cũng mang đến lo ngại cho xã hội.

Giả thiết đầu tiên là trữ lượng các mỏ được đánh giá không sát thực tế. Với đặc điểm nằm bên dưới lòng sông, việc đo đạc, đánh giá, ước tính trữ lượng cát không phải dễ dàng. Chỉ cần tác động nhỏ, dù chủ quan hay khách quan, con số có thể thay đổi nhanh chóng. Nếu giả thiết này xảy ra, nhà nước sẽ bị thất thoát nguồn khoáng sản.

Giả thiết tiếp theo là đấu giá ảo rồi bỏ cọc. Sẽ phải chờ đợi thêm diễn biến sự việc mới có thể kết luận nhưng thật khó để không nghi ngờ, vì kết quả khảo sát cho thấy giá cát làm vật liệu xây dựng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận chỉ trên dưới 100.000 đồng/m3, đã bao gồm chi phí vận chuyển đến chân công trình. Trong khi đó, giá trung bình mỗi mét khối cát còn nằm tại 3 mỏ vừa đấu giá thành công cao nhất tới 800.000 đồng/m3, thậm chí chưa bao gồm chi phí khai thác và vận chuyển.

Tiền lệ trả giá vô tội vạ rồi "hủy kèo" từng xảy ra với 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM), hoặc mỏ cát ở xã Bình Phước Xuân (H.Chợ Mới, An Giang), hay mới đây nhất là các cuộc đấu giá biển số ô tô. Hệ quả từ hành vi này không chỉ gây lãng phí thời gian, tiền bạc để tổ chức đấu giá; lấy mất cơ hội của người thực sự có nhu cầu đấu giá; mà lớn hơn là tác động tiêu cực đến thị trường, trong đó tiềm ẩn khả năng "thổi giá" các mặt hàng được đưa ra đấu giá.

Cho dù giả thiết nào xảy ra thì cũng cần phải ngăn chặn, và người có khả năng ngăn chặn chính là các cơ quan quản lý nhà nước. Mới đây, khi Quốc hội thảo luận về dự án luật Đấu giá tài sản sửa đổi, các đại biểu đã gợi mở hai vấn đề được kỳ vọng sẽ giúp hoạt động đấu giá tài sản trở nên minh bạch, lành mạnh hơn.

Thứ nhất là phải xây dựng những nguyên tắc chung trong việc xác định giá khởi điểm, sao cho sát với giá thị trường; từ đó ràng buộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là người có (hoặc đại diện sở hữu) tài sản. Thứ hai là quy định chế tài đủ sức răn đe đối với hành vi trúng đấu giá nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính, bao gồm việc nghiên cứu phạt 50% giá trị tài sản theo mức trúng đấu giá.

Nếu cả hai giải pháp nêu trên đồng thời được thực hiện tốt, không chỉ với đất, cát hay biển số xe mà chắc chắn tình trạng đấu giá ảo đối với mọi loại tài sản sẽ bị triệt tiêu. Bởi lẽ, với cơ chế "địa chỉ trách nhiệm", cơ quan quản lý tài sản sẽ thận trọng hơn trong việc định giá, tránh thất thoát, lãng phí; còn với chế tài phạt bỏ cọc, người tham gia đấu giá sẽ không dám "vung tay" tùy thích hoặc lợi dụng đấu giá để thực hiện ý đồ nào đó.

Sàn đấu giá có thực sự minh bạch, hiệu quả hay không; quyền lợi của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đấu giá có thực sự được đảm bảo hay không, mấu chốt nằm ở hành lang pháp lý do nhà nước xây dựng. Khi hành lang pháp lý ấy đủ chặt chẽ, chắc hẳn Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành sẽ không cần phải ban hành các chỉ đạo, kiến nghị "kiểm tra", "rà soát", "chấn chỉnh" sau mỗi cuộc đấu giá trăm tỉ, ngàn tỉ nữa.

Có thể bạn quan tâm

Bóng đá: Niềm vui và hệ lụy

Bóng đá: Niềm vui và hệ lụy

(GLO)- Từ giữa tháng 6 đến nay, giới mộ điệu môn thể thao “vua” được sống hết mình với Euro 2024. Đã 4 năm rồi, họ mới được chứng kiến những trận cầu trên đỉnh châu Âu của 24 đội tuyển, trong đó có những cường quốc bóng đá như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…
Niềm tin

Niềm tin

(GLO)- Niềm tin là thứ vô hình nhưng khiến người ta tin nhau và xác lập các quan hệ khác. Nhiều khi nó còn mạnh hơn văn bản, quy tắc.
Từ chức khi không đủ khả năng, uy tín

Từ chức khi không đủ khả năng, uy tín

Quy định 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, ĐV giai đoạn mới (gọi tắt là Quy định) do TBT Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành ngày 9-5-2024 gồm 6 điều với 21 điểm, quy định cụ thể các yêu cầu, tiêu chí chuẩn mực đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên. 
'Thỏi nam châm' bán dẫn

'Thỏi nam châm' bán dẫn

Với gần 15,19 tỷ USD vốn đăng ký, 10,84 tỷ USD vốn đã giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2024 (mức thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua), hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khẳng định vị thế “điểm sáng” trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Không thể để 'luật ngầm' tồn tại

Không thể để 'luật ngầm' tồn tại

Vấn nạn tài xế xe điện đòi ăn hoa hồng, thậm chí ngang nhiên tự nâng giá hải sản ở các cửa hàng kinh doanh nhằm 'móc túi' du khách đã xuất hiện và tồn tại từ nhiều năm nay ở các khu du lịch biển ở Thanh Hóa, không những khiến du khách bức xúc, mà ngay cả những người bán hải sản hết sức bức xúc.
Đấu giá hay không đấu giá?

Đấu giá hay không đấu giá?

Đáp án của câu hỏi nói trên đã có từ lâu, khi luật Khoáng sản 13 năm trước đã quy định thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở tất cả các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực nhà nước xác định là không đấu giá.