“Gia Lai ơi” tôn vinh di sản văn hóa qua thời trang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tối 28-10, chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm mang chủ đề “Gia Lai ơi” diễn ra trong không gian huyền ảo trước trụ đá Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku)-biểu tượng của tinh thần đoàn kết 54 dân tộc anh em.

“Gia Lai ơi” do UBND tỉnh Gia Lai và Công ty TNHH Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức là sự kiện chào mừng chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023 của tỉnh Gia Lai, đồng thời tôn vinh giá trị của thổ cẩm và sự sáng tạo của các nghệ nhân.

Không gian huyền ảo của chương trình "Gia Lai ơi" . Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian huyền ảo của chương trình "Gia Lai ơi" . Ảnh: Hoàng Ngọc

Tham dự chương trình có đồng chí Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, cùng đông đảo người dân Phố núi Pleiku.

Các nghệ nhân tái hiện khung cảnh dệt vải. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân tái hiện khung cảnh dệt vải. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết: “Gia Lai ơi” không chỉ là một chương trình thời trang, mà hơn thế là không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Chương trình là sự tôn vinh các nghệ nhân-những chủ nhân của di sản văn hóa. Họ là những người bền bỉ gìn giữ, trao truyền và không ngừng sáng tạo nghề truyền thống. “Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn tiếp tục quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu thổ cẩm Gia Lai trở thành hàng hóa có giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Sắc màu thổ cẩm thăng hoa trên sân khấu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc màu thổ cẩm thăng hoa trên sân khấu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình lần lượt giới thiệu đến công chúng bộ sưu tập áo dài và sưu tập thời trang 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông lấy cảm hứng từ thổ cẩm Tây Nguyên của NTK Minh Hạnh. Ngoài dàn người mẫu, nhóm múa, ca sĩ chuyên nghiệp, chương trình còn có sự tham gia diễn xuất của gần 200 nghệ nhân, học sinh người dân tộc thiểu số, nhóm nghệ sĩ trình diễn nhạc cụ dân tộc người Jrai.

Người mẫu trình diễn trên nền âm nhạc dân gian Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người mẫu trình diễn trên nền âm nhạc dân gian Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người mẫu trình diễn các bộ sưu tập trên nền những bản hòa tấu nhạc cụ tre nứa “Buôn làng ấm no”, đồng dao “Rước nước về làng”, độc tấu sáo “Đêm trăng tròn”; hay trên nhạc các ca khúc nổi tiếng như: Tiếng trống cao nguyên, Sơn nữ ca, Thị trấn mù sương, Xin cứ lấy đi, Đôi mắt Pleiku, Còn chút gì để nhớ qua các giọng ca Y Nhíp, Brice Liêm, Khang Ngọc, Phương Kat, thầy giáo 9X Thái Dương… Cùng với đó là phần diễn xuất của các học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh và nghệ nhân tái hiện khung cảnh dệt vải, đan lát, đẽo tượng nhà mồ…

Tái hiện đời sống văn hóa qua thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tái hiện đời sống văn hóa qua thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc

“Gia Lai ơi” là chương trình nghệ thuật kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật dân gian Tây Nguyên. Đặc biệt, chương trình còn dành không gian để tôn vinh cống hiến của các nữ nghệ nhân-những người kế thừa và thực hành xuất sắc nghề truyền thống để dệt nên trường ca thổ cẩm. Chương trình được tổ chức quy mô, mang tính nghệ thuật cao, không chỉ mãn nhãn người xem ở phần hình ảnh mà ở phần âm nhạc với sự tham gia của những dàn nhạc cụ cồng chiêng, tre nứa đồ sộ, kỳ vĩ.

Sản phẩm thời trang như túi xách, ví, móc khóa... bằng thổ cẩm được rất nhiều người yêu thích. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sản phẩm thời trang như túi xách, ví, móc khóa... bằng thổ cẩm được rất nhiều người yêu thích. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài đêm trình diễn nghệ thuật thời trang, “Gia Lai ơi” còn có các hoạt động như không gian trải nghiệm cà phê Gia Lai và không gian thổ cẩm. Đây là nơi mọi người có thể đến xem các nghệ nhân đan lát, dệt vải, mua các sản phẩm thời trang bằng chất liệu thổ cẩm, trò chuyện, tìm hiểu về nghề truyền thống...

Các em học sinh thích thú khi thấy tác phẩm tranh vẽ bằng Al (trí tuệ nhân tạo) của mình được trưng bày trong khuôn khổ chương trình "Gia Lai ơi". Ảnh: Hoàng Ngọc

Các em học sinh thích thú khi thấy tác phẩm tranh vẽ bằng Al (trí tuệ nhân tạo) của mình được trưng bày trong khuôn khổ chương trình "Gia Lai ơi". Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình còn có triển lãm các bức tranh đặc sắc do các em học sinh dân tộc thiểu số vẽ bằng Al (trí tuệ nhân tạo).

Xem thêm một số hình ảnh trong đêm nghệ thuật thời trang thổ cẩm:

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long tặng hoa cảm ơn NTK Minh Hạnh và đội ngũ thực hiện chương trình
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long tặng hoa cảm ơn NTK Minh Hạnh và đội ngũ thực hiện chương trình

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trần Kim Hoa

Gương mặt thơ: Trần Kim Hoa

(GLO)- Không phải cho tới năm 2020, khi được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Bên trời”, nhiều người mới biết tới Trần Kim Hoa, mà trước đó rất lâu, giọng thơ đầy nội lực của một nữ nhà báo xông xáo đã khiến cán cân thơ nữ trên thi đàn Việt có phần nghiêng lệch.
Ngọt thơm hương bắp

Ngọt thơm hương bắp

(GLO)- Lúc còn nhỏ ở vùng quê nghèo khó, hương vị tôi nhớ nhất là mùi bắp luộc. Mỗi lần đi chợ về, mẹ thường mua mấy trái bắp nếp luộc làm quà cho anh em chúng tôi.
Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.