Gương mặt thơ: Từ Dạ Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Từ Dạ Linh tên thật là Võ Công Phúc, là biên tập viên Báo Kon Tum. Anh làm thơ như một nhà thơ chuyên nghiệp, viết nhiều và có dụng công chứ không phải viết cho vui hoặc để thư giãn. Ý thức ấy khiến anh có nhiều trăn trở, nhiều vật vã với thơ, với chữ. Thơ anh có sự giao thoa giữa 2 vùng văn hóa, Quảng Nam quê hương và Kon Tum-nơi anh ra trường và về làm báo.

Điều đáng quý là thơ anh thoát được... hơi báo nên tôi hình dung anh đã chắt chiu cảm xúc, chắt chiu thời gian thế nào cho thơ. Và đây là một ví dụ: “Em cứ nói, những dềnh dàng gió nói/Đợi mơ xa, ta đợi cuối chân trời/Cuối chân trời, áng mây xanh vời vợi/Nõn nà ơi, ta hát nõn nà em”. Tây Nguyên trong thơ anh nhuyễn và ngọt, không sa vào tả, kể và liệt kê, nó chứng tỏ một sự hiểu biết khá vững về văn hóa của vùng đất anh sống. Ví như: “Một chiều tôi đứng lặng/Ngắm những tượng nhà mồ/Chẳng hay đời đốn ngộ/Cõi nào trong hư vô?” thì nó chính là sự giao thoa văn hóa, sự tan hòa tâm hồn thi sĩ trong một cõi thơ đang òa vỡ nhưng đầy im lặng.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





EM CỨ NÓI NHỮNG DỀNH DÀNG GIÓ NÓI



Em cứ nói, những dềnh dàng gió nói

Điệu mơ hoa, ngày đã trổ sang ngày

Như sáng đấy những nõn nà anh thấy

Bờ vai em gieo thương nhớ tràn đầy.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Em cứ nói, những dềnh dàng gió nói

Chiều lang thang, chiều đợi cuối con đường

Phía chân trời, ráng mỡ gà luống cuống

Đợi bão giông còn muốn ngỏ lời thương.



Em cứ nói, những dềnh dàng gió nói

Đợi mơ xa, ta đợi cuối chân trời

Cuối chân trời, áng mây xanh vời vợi

Nõn nà ơi, ta hát nõn nà em.





Ở NÚI



Những con đường vắt ngang đỉnh núi

Những cuộc đời may rủi gọi tên nhau.



Ta hồn nhiên, chẳng có gì phải giấu

Rượu uống vào kể chuyện suốt đêm thâu.



Người ở núi hồn xanh như núi

Vững như rừng đón đợi mọi bão giông.



Người ở núi biết dựa nhau mà sống

Như cây rừng cứ thế mọc tầng tầng.



Người ở núi những mạch ngầm chung thủy

Như suối khe róc rách góp sông hồ.



Một mai kia sông ra biển lớn

Núi vẫn xanh nhân chứng kể chuyện rừng.



MẸ ƠI



Mẹ giờ cõng nắng về đâu

Ruộng nhà lúa chín cúi đầu nhớ thương.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Một đời dầu dãi gió sương

Mẹ về với đất, có vương hình hài.



Mẹ ơi, mây trắng vẫn bay

Đồng làng vắng mẹ, từ nay con buồn.



Con đi cuối nẻo, đầu truông

Bài thơ đời mẹ-suối nguồn yêu thương.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.