Gương mặt thơ: Triệu Kim Loan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Có nhiều kiểu gùi, nhiều kiểu nhớ, nhiều cách hiểu về “chợ tình Khâu Vai”-phiên chợ khiến nhiều người xa xót, nhiều người thổn thức, nhiều người ngạc nhiên và nhiều người mơ ước lẫn thán phục.

Còn nhà thơ Triệu Kim Loan lại “gùi” như thế này: “Gùi tương tư xuống chợ”, thì hiểu, cái gùi ấy nặng đến thế nào, mà cũng có thể bay bổng đến như thế nào!

Chị quê ở Hưng Yên, lớn lên ở Phú Thọ, hiện sống ở TP. Hồ Chí Minh. Triệu Kim Loan là một gương mặt thơ nền nã, dung dị và rất nữ tính, tất nhiên. Chị viết về “gánh đàn bà”, về “chợ tình”, về “giấc mơ”... tất cả đều là chị, chính chị, những quặn thắt, những bung biêng, những hôi hổi, những mơ hồ lẫn xa xót.

Sống trong môi trường thơ, em gái cũng là nhà thơ, cũng dạy văn như chị, rồi bạn bè cũng toàn nhà thơ, chị có “đất” để nuôi thơ, dẫu ở cái đô thị lớn nhất nước này tưởng chỗ nào cũng chật ních, chỗ nào cũng ken đặc, chỗ nào cũng toàn người, té ra những khoảng lặng cho thơ vẫn nhiều, kiểu như: “Em khát vọng-em một mình mật ngữ/Xanh nồng nàn xanh vời vợi em trôi…”.

Nhà thơ Văn Công Hùng chọn và giới thiệu.





GIẤC MƠ EM


Có một Đà Lạt như thể trong mơ

Nắng tươi cười rắc bình minh trên từng sắc hoa mỏng ướt

Em mang nỗi mình chật chội

Thả vào miền sương giăng.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Minh họa: HUYỀN TRANG

Có bao điều muốn nói với ngàn thông

Những vi vu triệu năm còn nhắc mãi

Cứ thắc thỏm về những điều chưa nói

Vun đầy chiều mưa bay.


Em gặp lại mình trên con dốc chiều nay

Biết còn nợ chiếc khăn len ngày cũ

Ngôi chùa cổ

Tiếng chuông hoàng hôn vỡ

Phượng đã tím chiều, sương đã phủ. Và anh.


Trong giấc mơ em

Đà Lạt trở mình

Cứ thầm thĩ những bâng khuâng xa lắc

Em mang kỷ niệm kết thành ngọc bích

Đợi một ngày mơ. Xanh.





KHÁT VỌNG XANH


Khát vọng xanh em giấu dưới cọ mềm

Đồi đá sỏi nghiêng em-ngày trổ biếc

Con sóng ngược vẫn cuộn trào điều ước

Phía đôi bờ bồi lở chỉ mình em.

Minh họa: H.T

Minh họa: H.T

Một mình em-heo may còn ngoảnh lại

Phút giao mùa mây trắng hững hờ nhau

Ngửa bàn tay em hứng từng giọt nắng

Hoa cỏ quanh vườn cũng biếc mình đau.


Nửa trăng tròn phía nghiêng đêm em khuyết

Ký tự xanh-những ký tự không lời

Em khát vọng-em một mình mật ngữ

Xanh nồng nàn xanh vời vợi em trôi…






CHỢ TÌNH


Gùi tương tư xuống chợ

Nắng chiều cùng heo may

Cao nguyên vai đá dựng

Tóc vờn cùng mây bay.

Minh họa: THỦY NGỌC

Minh họa: THỦY NGỌC

Mặt trời vừa khuất núi

Đàn môi ai gọi mời

Chợ tình-người qua lại

Sao vẫn chưa thấy người?


Hoa đợi ngày biếc tím

Bến đợi cánh buồm nâu

Vách đá còn thơm cỏ

Tinh khôi sương-giọt đầu.


Khâu Vai mùa-em đợi

Chạm tình anh trổ đòng

Gởi lên mây hương nhớ

Tiếng khèn ai giục lòng.


Có hàng nghìn mắt đá

Bông trắng nở nghìn hoa

Phiên chợ tình em chuốc

Nghìn chén tương tư. Và…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.