Gia Lai kiến nghị nhiều nội dung quan trọng với Chính phủ và bộ, ngành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 26-7, UBND tỉnh đã có Báo cáo số 156/BC-UBND về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Thông qua báo cáo, UBND tỉnh đã nêu một số tồn tại, hạn chế trong các công tác này, đồng thời có nhiều kiến nghị để giải quyết, tháo gỡ.
Cánh đồng điện gió tại xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông) chưa thể vận hành vì vướng các chính sách giá bán điện. Ảnh Hà Duy
Cánh đồng điện gió tại xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông) chưa thể vận hành vì vướng các chính sách giá bán điện. Ảnh Hà Duy

Báo cáo cho biết, tốc độ tăng tổng sản phẩm GRDP 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh ước đạt 5,54% (đứng thứ 35 cả nước, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên), trong đó khu vực nông-lâm-thuỷ sản tăng 4,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,5%; khu vực dịch vụ tăng 5,99%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 4,11%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 488,78 triệu USD, đạt 71,88% kế hoạch, tăng 9,84% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đến ngày 31-7 là 3.124,9 tỷ đồng, đạt 57,5% so với dự toán Trung ương giao, đạt 52,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 0,6% cùng kỳ. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã giao là 4.596,51 tỷ đồng, tính đến ngày 19-7-2023 đã giải ngân 736,17 tỷ đồng, đạt 16,02% kế hoạch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, Gia Lai đang gặp khó về thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai; thủ tục đầu tư xây dựng; công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; vốn lập quy hoạch xây dựng; sắp xếp tài sản công. Về các chương trình mục tiêu quốc gia, một số quy định do trung ương ban hành, hướng dẫn chưa phù hợp với thực tế địa phương (không còn quỹ đất để hỗ trợ đất sản xuất; quy định đạt chuẩn tiêu chí thu nhập quá cao; chỉ tiêu nghèo đa chiều cao...). Một số dự án năng lượng tái tạo vẫn chưa được đấu nối, vận hành thương mại. Quá trình triển khai, áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn công tác đầu tư phát triển các dự án đường bộ theo phương thức đối tác công tư (PPP) gặp phải khó khăn trong việc huy động vốn...

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép tỉnh chủ động các vấn đề liên quan đến nguồn vật liệu đất san lấp phục vụ các công trình sử dụng vốn ngân sách. Ảnh: Hà Duy

Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép tỉnh chủ động các vấn đề liên quan đến nguồn vật liệu đất san lấp phục vụ các công trình sử dụng vốn ngân sách. Ảnh: Hà Duy

UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi chờ quy hoạch tỉnh được phê duyệt thì cho phép tỉnh chủ động các vấn đề liên quan đến nguồn vật liệu đất san lấp phục vụ các công trình sử dụng vốn ngân sách; đề xuất Chính phủ tiếp tục xem xét ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất năm 2023 để hỗ trợ cho người nộp thuế vượt qua khó khăn, tái đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan chia sẻ thông tin định kỳ về định hướng trong xây dựng quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng để các địa phương làm căn cứ xây dựng quy hoạch tỉnh; thực hiện công tác đăng tải thông tin quy hoạch trên trang thông tin điện tử đúng thời gian và đầy đủ các tài liệu theo quy định của Luật Quy hoạch. Đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ nội dung cụ thể có hay không việc lập quy hoạch chi tiết cho các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn (chăn nuôi, nông nghiệp công nghệ cao…) ở địa bàn các xã trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, Ủy ban nhân dân tỉnh còn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn các nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp trong quá trình đàm phán giá điện theo khung giá phát điện ban hành kèm theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7-1-2023 của Bộ Công thương để có thể sớm đưa vào vận hành, giảm bớt khó khăn cho nhà đầu tư và tăng thu ngân sách địa phương. Đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, hỗ trợ tỉnh trong công tác kêu gọi các dự án ODA, FDI, công tác xúc tiến đầu tư; sớm thông báo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đối với dự án thoát nước và xử lý nước thải TP. Pleiku giai đoạn 1, xem xét bố trí kinh phí đầu tư các dự án liên quan đến đảm bảo an ninh biên giới.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.