Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở Pleiku diễn ra phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình xây dựng trái phép chưa kịp thời dẫn đến vi phạm kéo dài.

Qua thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng giai đoạn 2018-2021 tại 5 xã, phường, Thanh tra TP. Pleiku phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Đáng chú ý, tại phường Chi Lăng, Thanh tra TP. Pleiku phát hiện việc hình thành khu dân cư gồm 17 hộ trên diện tích đất được quy hoạch là đất quốc phòng và đất nông nghiệp lâu năm.

Người dân tháo dỡ công trình vi phạm tại phường Chi Lăng, TP. Pleiku. Ảnh: L.A

Người dân tháo dỡ công trình vi phạm tại phường Chi Lăng, TP. Pleiku. Ảnh: L.A

Theo đó, tại Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 22-1-2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của TP. Pleiku thì khu vực đồi bắn (đường Lý Chính Thắng, tổ 4, phường Chi Lăng) thuộc quy hoạch đất nông nghiệp lâu năm. Tiếp đó, tại Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 4-6-2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch TP. Pleiku thì khu đất trên thuộc quy hoạch đất quốc phòng và đất nông nghiệp lâu năm.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, trên khu đất này đã có 17 căn nhà, trong đó, 1 căn nhà có giấy phép xây dựng vào năm 2016, 16 căn nhà xây dựng không phép (11 căn được xây từ trước năm 2018, 5 căn được xây dựng giai đoạn 2018-2021). Qua tìm hiểu được biết, đến nay, 1 hộ dân tại đây đã tháo dỡ công trình vi phạm. Đối với các trường hợp còn lại, UBND phường tiếp tục vận động và người dân cũng đã cam kết chấp hành việc tháo dỡ trong thời gian tới.

Còn tại phường Ia Kring, Thanh tra thành phố phát hiện rất nhiều nhà hàng, quán nhậu, cơ sở dịch vụ câu cá xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất thuộc quy hoạch sông suối. Điển hình như quán Hươu Sao ở tổ 10. Theo đó, ông Bùi Quang Diệu có 4 thửa đất với tổng diện tích 7.494,45 m2. Toàn bộ diện tích đất này được quy hoạch sử dụng đến năm 2020 là đất trồng cây lâu năm và cây xanh mặt nước; quy hoạch đến năm 2030 là đất khu vui chơi giải trí công cộng và mặt nước. Tuy nhiên, năm 2019, ông Diệu đã xây dựng 9 nhà lắp dựng bằng trụ bê tông, kèo sắt hộp, mái lợp cỏ tranh với tổng diện tích 144 m2; 6 nhà tiền chế lắp dựng trụ, khung sắt, mái lợp tôn với tổng diện tích 320 m2 mà không có giấy phép xây dựng.

Sau khi kiểm tra, UBND phường Ia Kring đã lập biên bản vi phạm hành chính. Đến ngày 13-12-2019, UBND phường có tờ trình gửi UBND TP. Pleiku để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngày 20-12-2019, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-XPVPHC phạt 15 triệu đồng đối với ông Diệu, đồng thời yêu cầu đình chỉ thi công công trình xây dựng.

Đến năm 2021, UBND phường Ia Kring tiếp tục kiểm tra và phát hiện, lập biên bản vi phạm đối với ông Diệu trong lĩnh vực đất đai về hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp. Ngày 12-4-2021, UBND TP. Pleiku ban hành Quyết định số 53/QĐ-XPVPHC xử phạt 45 triệu đồng đối với ông Diệu và yêu cầu khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu. Tuy nhiên, đến nay, công trình vi phạm này vẫn chưa xử lý dứt điểm theo các quyết định của UBND thành phố.

Cũng tại phường Ia Kring, lực lượng chức năng phát hiện tại quán nhậu Hoàng Trúc (tổ 10), ông Hoàng Dinh (tổ 10) xây dựng trái phép 1 gian nhà 44,2 m2, lắp 10 chòi khung sắt (mỗi chòi 7,2 m2) nền xi măng, hiện trạng có 2 ao cá. Vị trí đất của ông Dinh thuộc quy hoạch đất mặt nước, cây xanh. Ủy ban nhân dân TP. Pleiku đã ban hành quyết định cưỡng chế, buộc phá dỡ công trình xây dựng. Hiện ông Dinh đã tự tháo dỡ phần nhà xây 44,2 m2.

Hay như nhà hàng câu cá Bảo Hân do ông Tống Nhật (tổ 8) làm chủ xây dựng trên đất quy hoạch suối Hội Phú và đất nông nghiệp với tổng diện tích 314,75 m2; quán bê thui Bồng Lai (đường Nguyễn Đường) do ông Trần Khánh Thảo làm chủ, công trình được xây dựng trên diện tích 375 m2, trong khi diện tích đất ở chỉ 227,5 m2, chênh lệch 147,5 m2. Vào năm 2020, ông Thảo xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng. Diện tích đất này cũng nằm trong quy hoạch suối Hội Phú… Tất cả các trường hợp trên đều đã bị xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu.

Ngoài ra, Thanh tra TP. Pleiku còn phát hiện tại phường Thắng Lợi, xã Biển Hồ, xã Chư Á có hàng chục trường hợp xây dựng nhà ở và các công trình khác trên đất nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.