Mai này chợ nổi có 'chìm'?: Những 'nữ tướng' trên sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chạy ghe như đua, bán buôn không thua kém ai, những phụ nữ trên sông ở chợ nổi Cái Răng khiến cho bất kỳ ai đến đây đều nể phục. Họ tần tảo, quên đi sức vóc chân yếu tay mềm để mưu sinh và "nuôi đủ năm con với một chồng".

CHÈO LÁI NUÔI CẢ GIA ĐÌNH

Người phụ nữ đầu tiên gây ấn tượng mạnh với tôi là bà Bảy Bé, tên thật là Trịnh Thị Bé. Dù mới 63 tuổi nhưng dáng vóc và khuôn mặt bà dãi dầu trước tuổi với hàm răng móm mém. Chồng bà đã mất 12 năm trước. Bảy Bé coi việc phải một mình gánh vác gia đình là rất đỗi bình thường. Thanh xuân của bà theo chồng ra chợ sông bán buôn còn bỡ ngỡ, nay bà tự lo bán buôn suốt mấy chục năm lẻ bóng.

Nhà Bảy Bé ở một hẻm cụt gần chợ, lối vào chỉ vừa chiếc xe máy. Bà cất nhà năm 2020, sau khi được đền bù giải tỏa nhà sàn quanh chợ nổi. Vừa cất xong nhà thì dịch Covid-19 ập tới, mấy má con bà may mắn có chỗ tránh dịch. Lúc dịch đi qua, xuống ghe thấy đồ nghề nấu nướng bị ngâm nước, phơi nắng mưa cả năm trời hư hỏng hết, Bảy Bé lụi cụi đi mượn đỡ tiền người ta sắm lại đồ nấu gánh bún đầu tiên sau dịch giã. Ước mơ của bà là nuôi cháu nội đang học lớp 7 vào tới đại học hay đi học được cái nghề đặng kiếm cơm an nhàn, đỡ xuống ghe khuya sớm cực như bà.

Út xuồng chèo đò đi mua hàng

Út xuồng chèo đò đi mua hàng

Bảy Bé nhớ lại cuộc đời cơ cực thời thơ ấu: "Quê Bảy ở Phong Điền, nhà có 10 anh chị em, Bảy thứ bảy. Bên chồng Bảy cũng có 10 người con, ổng nhỏ lớn không học hành rồi đi làm bốc vác ở chợ nổi nên lao lực mất sớm. Hồi còn trẻ, Bảy sợ đông con đói hoài nên không dám đẻ, có hai thằng con trai mà một đứa gửi ngoại, một đứa đưa lên ghe nuôi để còn mần ăn".

Ghe của bà Bảy Bé bán đủ món: bún riêu, hủ tíu, cháo lòng, bún thịt nướng. Bảy Bé có duyên, hay trò chuyện với khách nên được nhiều người mến mộ. Họ gọi bà là "nữ tướng chợ nổi" chẳng phải vì tuy lớn tuổi vẫn chịu "đua ghe" với tàu du lịch để bán hàng mà bởi họ nể người đàn bà đơn thân đã chèo lái nuôi cả gia đình từ lúc chồng mắc bệnh nan y cho tới giờ là lo cho cháu nội ăn học.

Nhưng đã là phụ nữ, tránh sao những lúc yếu lòng? Bà Bảy Bé kể về ngày tháng cơ cực đã đi qua: "Năm ổng mất khổ lắm con ơi, có lúc mua đồ nấu rồi mà không có tiền đổ xăng vào máy xuồng đi bán. Chơi hụi để mua nhà thì bị giựt hết lần này tới lần kia. Có khúc chỉ còn thiếu chút xíu mua được căn nhà rồi thì lại bị giựt. Từ đó Bảy bỏ hẳn. May được bồi thường giải tỏa nhà sàn, Bảy mua miếng đất trong kẹt cất cái nhà cho mấy má con ở, đặng yên ổn bán buôn, nuôi cháu nội đi học".

Bà Bảy Bé bán hủ tíu ở chợ nổi. Ảnh: LÊ VÂN

Bà Bảy Bé bán hủ tíu ở chợ nổi. Ảnh: LÊ VÂN

Út xuồng nương chợ mưu sinh

Một buổi chiều cuối tháng 5 trời chuyển mưa giông, chợ nổi Cái Răng vãn dần người mua bán, bà "Út xuồng" (tên thật là Ngô Thị Nhất, 73 tuổi) chèo vội chiếc đò nhỏ đến ghe bí ngô của ông bà Tư Lực chuyên bán sỉ. Chiếc đò nhỏ chòng chành, lắc lư mạnh cập vào mạn ghe. Anh Nguyễn Văn Mai (36 tuổi), con rể ông bà Tư Lực, với tay giữ chiếc dây neo, cột đò vào ghe bí và đỡ Út xuồng lên. Vừa giúp Út, anh Mai vừa gọi mẹ: "Út xuồng lấy hàng má ơi!". Từ trong ghe, bà Tư Lực cười tươi như hoa, đón Út xuồng vào khoang bí, hỏi han: "Trời đất ơi, sao nay đi chợ trễ vậy Út xuồng? Giông lớn à nha, cẩn thận Út ơi…".

Ở chợ nổi này, nhiều người quen với bóng dáng bà Út mỗi tuần thường ghé 1 - 2 lần trên con đò nhỏ nên gọi bà là "Út xuồng". Cứ mỗi bận lấy hàng, Út sẽ đi nhiều ghe. Nào là bí ngô, khoai mì, khoai ngọt… Út chỉ lấy những món ít bị hư hao để không phải bán gấp vì lớn tuổi không "đua" kịp với bạn hàng ở chợ Giai Xuân, H.Phong Điền, Cần Thơ. "Hằng ngày cứ 2 giờ sáng, Út dậy soi (nấu) khoai mì rồi 5 giờ mang ra chợ bán thêm. Chứ lấy sỉ về bán hàng tươi sống không có lời. Chiều thì ở nhà gọt khoai cũng 15 kg chớ ít đâu. Gọt muốn đen mất hết mấy cái móng tay rồi", bà Tư Lực kể lể thương người bạn hàng tuổi bóng xế.

Út xuồng và Tư bí

Út xuồng và Tư bí

Bà Út xuồng đi mua sỉ rồi về bán lẻ từ hồi con trai bà mới 10 tuổi, giờ đã hơn 50. Út móm mém kể: "Con Út 8 đứa lận, đứa đi làm ở tiệm bánh mì, đứa phụ hồ chỉ đủ nuôi miệng nó. Ông chồng bệnh đau nằm một chỗ. Cỡ này bán chậm quá nên lấy ít, nhiều món. Tư bí (bà Tư Lực bán bí ngô nên người chợ nổi gọi Tư bí, gắn liền với mặt hàng buôn bán - PV) ưu tiên Út lựa mua, mỗi lần lấy 20 - 30 ký thôi à, chứ thường người khác đâu cho lựa. Út sợ nhất mấy trái bị "mặt trăng" chẻ ra nó hơi trắng, bí sượng, không dẻo là thâm vốn".

Út xuồng dù đã lớn tuổi vẫn vững tay chèo chiếc đò nhỏ chòng chành trong cơn mưa chiều chợ nổi. Tính ra, Út đã gắn bó với ngôi chợ trên sông này từ khi nó còn rất non trẻ. "Cứ 3 - 4 ngày Út đi chợ một lần, dạo này ế nên cả tuần rồi mới ghé. Vốn mỗi lần lấy hàng khoảng 2 triệu đồng, bán lần lần, đứt vốn miết. Tính ra đi chợ khỏe, chứ có lần Út bệnh nhớ chợ muốn bệnh hơn…", bà Út chia sẻ.

Một cơn mưa lớn ập tới, Tư bí không cho bà Út về vội mà dẫn người bạn hàng vào khoang ghe, nói nằm võng nghỉ khỏe, tạnh mưa hãy về. Út xuồng vừa nằm trên chiếc võng vài phút đã ngủ ngon lành. Giấc ngủ bất chợt của bà Út ở ghe của người bạn hàng lâu năm như xoa dịu bớt nhọc nhằn của người phụ nữ đã dành cả cuộc đời mưu sinh ở chợ nổi Cái Răng. (còn tiếp)

Nghĩa tình bạn hàng chợ nổi

Bà Tư bí tên thật là Đặng Kim Xuân (58 tuổi) và chồng là ông Trần Văn Lực (60 tuổi). Gia đình bà Tư đã ở chợ 29 năm. Nay, hai ông bà cùng người con rể có hai chiếc ghe chuyên bán sỉ bí cho thương hồ chợ nổi. Bà Tư bí có nụ cười rạng rỡ và dễ gần. Gia đình bà là bạn hàng lâu năm của Út xuồng. "Bạn hàng mấy chục năm rồi, ở đây ai cũng vậy. Dù bán buôn có cạnh tranh nhưng giúp nhau được gì thì cứ giúp", Tư bí trải lòng.

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".